Petro Vietnam tính phá sản nhà máy đóng tàu, 5.000 tỷ đầu tư về đâu?

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) vừa có báo cáo về việc xử lý các tồn tại, yếu kém tại một số dự án, trong đó có Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủ Dung Quất (DQS).
Petro Vietnam tính phá sản nhà máy đóng tàu, 5.000 tỷ đầu tư về đâu?

Theo đó, 25/7 vừa qua tập đoàn đã có báo cáo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ Công Thương về phương án xử lý các khó khăn đối với DQS.

Tuy nhiên, để đi đến thống nhất hành động, Petro Vietnam kiến nghị cho phép bán doanh nghiệp theo hành lang quy định của Nghị định 128 ngày 31/12/2014 của Chính phủ về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Trường hợp bán không thành công sẽ triển khai ngay phương án phá sản đấu giá tài sản.

Đồng thời, uỷ quyền cho Hội đồng thành viên Petro Vietnam quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến quá trình triển khai thực hiện phương án được duyệt.

Thứ hai, Petro Vietnam cũng kiến nghị có cơ chế giao cho DQS thực hiện các công việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của DQS khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị trong tập đoàn có nhu cầu, để đảm bảo đời sống, việc làm và ổn định tư tưởng, tâm lý cho cán bộ, công nhân viên chức của DQS.

Thứ ba, Tập đoàn Dầu khí muốn Bộ Công Thương sớm có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán hồ sơ đối với tàu 104.000 DWT để xác định giá trị bàn giao nhằm xử lý dứt điểm việc bàn giao giữa Petro Vietnam và Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

Petro Vietnam khẳng định vẫn đang chờ các chỉ đạo tiếp theo để xử lý dự án.

Trước đó, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc Petro Vietnam cho biết: “Phương án phá sản là tốt nhất dù phá sản thì vẫn phải tiếp tục đối mặt với những khoản nợ DQS đang phải gánh”.

Bộ Công Thương cũng từng dự tính cho phá sản nhà máy, giá trị ước tính có thể thu hồi vẫn thấp hơn nợ phải trả. Do đó, Petro Vietnam sẽ không thể thu hồi được khoản tiền trên 5.000 tỷ đồng đã đầu tư vào DQS.

DQS là đơn vị chủ quản của nhà máy đóng tàu Dung Quất, được Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (SBIC, tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam - Vinashin) thành lập vào năm 2006.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu Vinashin, từ tháng 7/2010, Vinashin đã bàn giao DQS sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).

Theo báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển giao về Petro Vietnam (30/6/2010), DQS có vốn điều lệ hơn 3.758 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 1.235 tỷ đồng và tổng khoản nợ phải trả là 7.440 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 4.800 tỷ đồng (70% vay bằng ngoại tệ). DQS được đánh giá là mất cân đối về tài chính, không có khả năng thanh toán nợ.

Sau khi nhận bàn giao từ Vinashin, đến nay, Petro Vietnam đã chuyển cho DQS 5.095 tỷ đồng, bao gồm 1.900 tỷ đồng góp vốn điều lệ và 3.104 tỷ đồng để thanh toán nợ.

Theo báo cáo tài chính tại thời điểm 30/6/2016, vốn điều lệ của DQS là 1.990 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.108 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả vẫn còn hơn 6.893 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 1.227 tỷ đồng.

Công ty còn khoản lỗ luỹ kế hơn 3.674 tỷ đồng, trong đó lỗ phát sinh giai đoạn từ tháng 1/7/2010 đến ngày 30/6/2016 là 2.439 tỷ đồng.

DQS đã có lãi trở lại vào các năm 2014 - 2015, nhưng dự kiến do tình hình khó khăn, năm 2016 sẽ lại lỗ khoảng 103,7 tỷ đồng.

Theo Vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...