Petroland bỏ ngỏ kế hoạch lợi nhuận năm 2019?

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, Petroland trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu đạt 54 tỷ đồng, giá trị sản xuất kinh doanh đạt 59 tỷ đồng nhưng lại không hề nhắc đến chỉ tiêu lợi nhuận.
Petroland bỏ ngỏ kế hoạch lợi nhuận năm 2019?

CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí PVC (Petroland, mã: PTL) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019 nhằm thông qua nhiều vấn đề quan trọng.

Về chiến lược kinh doanh, năm 2019, công ty sẽ hoàn thành quyết toán toàn bộ dự án và thực hiện cấp giấy chứng quyền sở hữu cho các khách hàng còn lại tại các dự án Chung cư Petroland Quận 2, Chung cư Mỹ Phú và Tòa nhà Petroland Tower, đảm bảo thu hồi 5% giá trị còn lại của hợp đồng chuyển nhượng đã ký với các khách hàng.

Tăng cường công tác tìm kiếm các đối tác để chuyển nhượng lại phần vốn góp của Petroland tại dự án Tương Bình Hiệp, Bình Dương; hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý để tiến hành chuyển nhượng lại các lô đất còn lại tại dự án Khu đô thị Dầu khí Vũng Tàu. Xây dựng phương án giải thể và sáp nhập CTCP Đầu tư Dầu khí Mỹ Phú vào Petroland.

Bên cạnh đó, Petroland đôn đốc các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, tư vấn luật làm việc với các đối tác tại 21 hợp đồng gây thua lỗ, thiệt hại nhằm giảm thiểu thiệt hại và thất thu cho công ty.

Đặc biệt là hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCP Chế biến Sản phẩm Nông sản Quốc tế tại dự án chung cư cao tầng Mỹ Phú và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Petroland tại CTCP Dầu khí Thăng Long cho CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG).

Tổng doanh thu năm 2019 công ty dự kiến đạt 54 tỷ đồng nhưng lại không nhắc gì đến kế hoạch lợi nhuận.

Điểm lại hoạt động kinh doanh năm 2018, lãnh đạo Petroland cho biết, công ty ghi nhận gần 97 tỷ đồng doanh thu, vượt 56% kế hoạch và báo lỗ gần 18 tỷ đồng.

Lý giải về nguyên nhân thua lỗ, theo lãnh đạo Petroland, nguồn thu của công ty chủ yếu từ hoạt động cho thuê văn phòng, hợp tác kinh doanh, quản lý tòa nhà, quản lý chung cư và hoạt động tư vấn giám sát. Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động này không cao, lợi nhuận không bù đắp được chi phí.

Hơn nữa, các vướng mắc tồn tại tại các giai đoạn trước đây chưa được xử lý dứt điểm, các chi phí liên quan đến công tác tài chính giai đoạn 2012-2018 chưa được ghi nhận đầy đủ, dẫn đến tiếp tục phải ghi nhận những chi phí đã phát sinh trong kết quả kinh doanh năm 2018 làm chi phí đội lên khá cao dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ.

Một vấn đề đáng chú ý khác tại ĐHĐCĐ của Petroland là sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Dầu khí Thăng Long cho Đất Xanh.

Theo tài liệu Đại hội, trong quá trình thực hiện hợp tác đầu tư dự án Chung cư Thăng Long, do gặp khó khăn về tài chính cũng như tình hình thị trường bất động sản đóng băng nên Petroland đã không thể tiếp tục triển khai thực hiện dự án như tiến độ đề ra nên đã quyết định thoái toàn bộ phần vốn góp của Petroland tại dự án cho Tập đoàn Đất Xanh.

Tuy nhiên, trong thời gian hoàn thiện các điều kiện thanh toán đã phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến các khoản đền bù giải phóng mặt bằng và đối tác không có sự phối hợp giải quyết dứt điểm dẫn đến việc nguy cơ công ty bị khấu trừ phần giá trị thanh toán còn lại của hợp đồng và khả năng phải bỏ thêm chi phí để xử lý.

Một cổ đông lớn đồng thời là Thành viên HĐQT đã kiến nghị hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần này. Đồng tình với ý kiến này, một cổ đông lớn khác cho rằng, hợp đồng chuyển nhượng giữa Petroland và Đất Xanh chưa được thực hiện đúng pháp luật và đã làm thiệt hại đến vật chất cũng như quyền lợi của Petroland và cổ đông công ty.

"Tôi chưa thấy bất cứ hoạt động chuyển nhượng nào mà đơn vị chuyển nhượng đứng ra bao luôn tiền sử dụng đất cho đối tác sau khi đã kí hợp đồng như trường hợp của Petroland", vị này bức xúc và ước tính số tiền công ty sẽ phải đóng tiền sử dụng đất cho dự án đến 500 tỷ đồng, với thực trạng hiện nay của công ty thì lấy tiền đâu để nộp ngân sách? Tuy nhiên, những ý kiến này đã bị bác bỏ và không được đưa vào tờ trình tại Đại hội.

 Thậm chí, ông Nguyễn Long, Thành viên HĐQT Petroland, ban chủ tọa đã khẳng định "Nội dung đó thuộc thẩm quyền tại HĐQT và không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Việc chuyển nhượng là đúng hay sai thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng".

>> Dự án Gold Hill: Khách hàng tố Đất Xanh thiếu trung thực

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...