Pfizer, BioNTech cho biết vắc xin ngừa Covid-19 có hiệu quả hơn 90%

Tiến sĩ Albert Bourla, chủ tịch kiêm CEO Pfizer, ca ngợi kết quả thử nghiệm của vắc xin là “một ngày tuyệt vời cho khoa học và nhân loại”.
Pfizer, BioNTech cho biết vắc xin ngừa Covid-19 có hiệu quả hơn 90%

PfizerBioNTech đã đưa ra công bố về kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của vắc-xin tiềm năng, cho biết loại vắc-xin ngừa Covid-19 này của họ có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa virus trong số những người không có dấu hiệu lây nhiễm trước đó. 

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng ở cuối con đường,” chủ tịch kiêm CEO Pfizer, Albert Bourla nói với phóng viên. “Tôi tin rằng đây có thể là tiến bộ y tế quan trọng nhất trong 100 năm qua, nếu bạn tính tác động của nó đối với sức khoẻ cộng đồng và nền kinh tế toàn cầu.”

Thông báo được đưa ra khi các nhà sản xuất thuốc và trung tâm nghiên cứu đang “chạy đua” để nắm bắt cơ hội cung cấp một loại vắc xin an toàn, hiệu quả nhằm chấm dứt đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,2 triệu người trên toàn thế giới. 

Các nhà khoa học đang hy vọng vào một loại vắc-xin có hiệu quả lên tới ít nhất là 75%, trong khi Cố vấn về Covid-19 của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết một loại vắc xin có hiệu quả 50%-60% là sẽ được chấp nhận. 

Chứng khoán Mỹ đã lập tức tăng điểm khi các nhà đầu tư hoan nghênh tin tức này. Cổ phiếu của các công ty hàng không và du lịch cũng tăng vọt trong giao dịch trước giờ mở cửa - với một số cổ phiếu tăng 20% và 30%. 

Kết quả của Pfizer đưa ra được dựa trên phân tích về hiệu quả tạm thời đầu tiên do Uỷ ban Giám sát Dữ liệu độc lập thực hiện trong giai đoạn thử nghiệm III. Phân tích đã đánh giá 94 trường hợp nhiễm Covid-19 được xác nhận trong số 43.538 người tham gia. Tỷ lệ hiệu qảu trên 90% bảy ngày sau khi tiêm liều thứ hai được ghi nhận sau khi các nhà nghiên cứu phân chia các trường hợp được tiêm chủng và các trường hợp sử dụng giả dược. 

Điều này có nghĩa là khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus của vắc xin sẽ phát huy tác dụng sau 28 ngày, kể từ ngày tiêm chủng đầu tiên, bao gồm một liệu trình hai liều.

Tiên sĩ Scott Gottlieb, cựu uỷ viên FDA và là thành viên hội đồng quản trị của Pfizer tiết lộ, vắc xin có thể bắt đầu được sử dụng một cách hạn chế kể từ đầu tháng 12 và sẽ phổ biến rộng rãi hơn vào quý III năm 2021. 

Trong tuyên bố chính thức của công ty, Tiến sĩ Albert Bourla chia sẻ: “Chúng tôi đang đạt đến cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển vắc xin của mình vào thời điểm mà thế giới đang cần tới nó nhất khi tỷ lệ nhiễm trùng ngày một tăng cao. Với tin tức ngày hôm nay, chúng tôi đang tiến bước gần hơn nữa trong việc cung cấp cho mọi người trên thế giới một bước đột phá cần thiết để chấm dứt cuộc khủng hoảng sức khoẻ này. Chúng tôi mong muốn được chia sẻ thêm dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn của vắc xin trong những tuần tới.” 

Nguồn: CNBC

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...