Phó Thủ tướng Lê Văn Thành “thúc” tiến độ Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các đơn vị phải tranh thủ từng ngày, tranh thủ hoàn thiện các hạng mục, thủ tục để quyết tâm đưa cao tốc Cam Lộ - La Sơn vào khai thác, thông xe trong tháng 11/2022.

Báo cáo tại buổi làm việc về tiến độ triển khai dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đến nay đã bàn giao 100% diện tích. Tuy nhiên, hiện công tác di dời đường điện 220 KV trở lên chưa thực hiện xong, gây ảnh hưởng khi đưa dự án vào khai thác do không đảm bảo khoảng cách về an toan lưới điện. Với khối lượng còn lại không còn nhiều (khoảng gần 6%), Ban sẽ nỗ lực chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án trước ngày 30/10/2022.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn dự kiến thông xe vào đầu tháng 11/2022
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn dự kiến thông xe vào đầu tháng 11/2022

Các nhà thầu, đơn vị thi công cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện gặp một số khó khăn do ảnh hưởng bởi thời tiết, mưa lũ, dịch bệnh, biến động về giá cả. Các nhà thầu kiến nghị các địa phương rà soát công bố chỉ số giá đảm bảo sát với diễn biến thị trường và kịp thời để có cơ sở phê duyệt chi phí bù giá cho nhà thầu.

Dự án đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa phận tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế có chiều dài xây dựng 98,3km, điểm đầu tại Km 0 (Cam Lộ), trùng với Km 10+440 QL9, thuộc địa phận xã Cam Hiếu (Cam Lộ, Quảng Trị). Điểm cuối Km 102+200 (La Sơn), trùng với Km 4 Tỉnh lộ 14B, trùng với điểm đầu dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan (thuộc địa phận xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Dự án bao gồm 11 gói thầu xây lắp, được khởi công từ tháng 9/2019.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đề nghị các đơn vị thi công phải điều tiết tổ nguồn nhân lực, công tác chỉ đạo phải sát sao hơn nữa, hình thành bộ phận kiểm soát hồ sơ, thủ tục, quy trình nghiệm thu; các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm, di dời đường điện cao thế để đảm bảo an toàn lưới điện khi đưa dự án vào khai thác, thông xe kỹ thuật...

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, từ khi dự án triển khai cho đến nay, tỉnh luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát để dự án được triển khai thuận lợi. Đã bàn giao cho đơn vị thi công 61/61 km, gồm cả các tuyến đường gom, đường hoàn trả tuyến tránh phía Tây TP. Huế. Đến nay giá trị thực hiện của dự án đạt 5.375,30/5.712 tỷ đồng (tương đương 94,1% giá trị hợp đồng). Tỉnh cam kết sẽ hoàn thiện việc di dời cột điện trung và cao thế để đảm bảo đưa vào vận hành khai thác tuyến đúng mốc thời gian đề ra.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các đơn vị thi công phải giữ lời hứa về chất lượng cũng như tiến độ xây dựng, phải chịu trách nhiệm trước dân, trước lãnh đạo Chính phủ với lời hứa của mình.

Thời gian hoàn thành cơ bản dự án đến ngày 30/10/2022 không còn xa, do đó Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị phải tranh thủ từng ngày, tranh thủ hoàn thiện các hạng mục, thủ tục để quyết tâm đưa vào khai thác, khánh thành, thông xe trong tháng 11/2022, xem đây là dự án mẫu để triển khai các dự án khác trên toàn tuyến.

Xem thêm

Các tuyến cao tốc Bắc-Nam sẽ triển khai giao thông thông minh

Các tuyến cao tốc Bắc-Nam sẽ triển khai giao thông thông minh

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án quản lý kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2022-2030. Một trong các mục tiêu lớn đặt ra là 100% các tuyến đường bộ cao tốc và các thành phố lớn trực thuộc Trung ương lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh (ITS-Intelligent Transport System).
Chính phủ tiếp tục “gỡ vướng” cho cao tốc Bắc – Nam

Chính phủ tiếp tục “gỡ vướng” cho cao tốc Bắc – Nam

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…