Phó Thủ tướng: Phải tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục hành chính

Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trong phiên họp tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính…

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, còn nhiều việc phải làm, còn vướng nhiều thứ, còn những việc rất khó nên phải tiếp tục nỗ lực, thay đổi cách nghĩ, cách làm, bởi nếu không tiếp tục cải cách, việc sẽ không thông, không chạy, chúng ta sẽ thua, sẽ thất bại.

Bên cạnh đó, còn những quy định không phù hợp với trình độ phát triển hiện tại của đất nước và xu thế phát triển chung trong khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào luật chơi chung của thế giới.

Đồng thời, còn có sự "chông chênh" giữa các quy định trong luật, thông tư, nghị định; giữa các cơ quan trung ương với nhau; giữa cơ quan trung ương với địa phương; thậm chí giữa các địa phương.

Tình trạng đùn đẩy trách nhiệm có nguyên nhân từ thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan trung ương và địa phương. Một số việc xử lý chưa hiệu quả do mới chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận phản ánh, kiến nghị khi đi họp.

Đối với thủ tục hành chính trong những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo, năng lượng mới, thương mại điện tử, đổi mới sáng tạo…, phải cố gắng coi đây là cơ hội thay vì than khó bởi nếu than khó, chắc chắn sẽ thất bại chứ chưa nói đến phát triển.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý tới việc tháo gỡ những vướng mắc cản trở cải cách thủ tục hành chính: “Một điều nữa làm được là chúng ta đã chuyển tải thông điệp tới tất cả mọi người, từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước là phải cải cách hành chính, phải cải cách thủ tục hành chính. Nếu không cải cách là chúng ta thất bại. Năm 2024 chúng tôi nghĩ còn rất nhiều việc phải làm và còn vướng nhiều thứ, nếu chúng ta không cải cách là không thoát được".

Báo cáo tại phiên họp cho thấy, tổ công tác đã nêu cao trách nhiệm của từng thành viên. Trong đó, tổ đã tham mưu đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 27 về tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp và 19 văn bản chỉ đạo, đôn đốc các bộ.

Tổ công tác đã tiếp nhận và chỉ đạo các bộ, cơ quan xử lý 130 phản ánh, kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan thành viên hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Các bộ, cơ quan đã xử lý, phản hồi 116 phản ánh, kiến nghị trong năm 2023, đạt tỷ lệ 89,3%.

Đến nay, việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả nổi bật như hơn 2.700 quy định kinh doanh và 561/1.086 thủ tục hành chính theo 19 nghị quyết chuyên đề của Chính phủ được cắt giảm, đơn giản hóa, 156/699 thủ tục hành chính được phân cấp giải quyết.

Về việc đổi mới thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính được chú trọng, hơn 4.500 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và hoàn thành tích hợp 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đề án 06.

Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của bộ, ngành đạt 30,4%, tăng 1,4 lần so với năm 2022. Địa phương đạt 37,4%, tăng 3,7 lần so với năm 2022.

Tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ, ngành là 28,59%, tăng 11% so với năm 2022, còn địa phương là 39,48%, tăng 31,44% so với năm 2022.

Ngoài ra, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng nêu một số bất cập, vướng mắc về thuế xuất nhập khẩu tại chỗ, bảo hiểm xã hội, lãi suất các khoản vay cũ, bảo vệ môi trường, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa…

Xem thêm

Sửa Luật Cư trú cần đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính

Sửa Luật Cư trú cần đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính

Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 74/TB-VPCP ngày 14/3/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 1/3/2023 về tình hình, kết quả triển khai thực hiện Luật Cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…