Phục hồi hình chữ "V", hàng không thế giới dự kiến có lãi trở lại

Dự kiến ngành hàng không phục hồi vào năm 2023, lần đầu tiên lãi trở lại kể từ 2019 sau gần hai năm hạn chế do đại dịch Covid-19
Phục hồi hình chữ "V", hàng không thế giới dự kiến có lãi trở lại

Willie Walsh, Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA, cho biết: “Khả năng phục hồi là dấu hiệu nổi bật của các hãng hàng không trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Năm 2023 sẽ đặt dấu mốc cho sự phục hồi tài chính của ngành khi chúng ta có thể ghi nhận lợi nhuận đầu tiên kể từ năm 2019.”

Ngành hàng không phục hồi sau đại dịch

Kỳ vọng về khả năng phục hồi này được đưa ra trên những đánh giá về thị trường trong năm tới, cũng như việc các hãng hàng không đang cắt giảm các khoản lỗ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của họ vào năm 2022.

Khoản lỗ ròng của các hãng hàng không trong năm nay dự kiến là 6,9 tỷ USD (một sự cải thiện so với khoản lỗ dự kiến 9,7 tỷ USD cho năm 2022 trong báo cáo tháng bán niên của IATA). Con số này tốt hơn đáng kể so với khoản lỗ lần lượt là 42,0 tỷ USD và 137,7 tỷ USD được nhận định vào năm 2021 và 2020.

Triển vọng cải thiện cho năm 2022 phần lớn xuất phát từ sản lượng gia tăng và kiểm soát chi phí chặt chẽ khi giá nhiên liệu tăng cao.

Sản lượng hành khách dự kiến sẽ tăng 8,4%. Do đó, doanh thu hành khách dự kiến sẽ tăng lên 438 tỷ USD (tăng từ 239 tỷ USD vào năm 2021).

Ngoài ra, hàng hóa hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc cắt lỗ, với doanh thu dự kiến đạt 201,4 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với 100,8 tỷ USD kiếm được trong năm 2019.

Tổng doanh thu dự kiến sẽ tăng 43,6% so với năm 2021, đạt ước tính 727 tỷ USD.

“Việc các hãng hàng không có thể cắt lỗ năm 2022 trong bối cảnh chi phí gia tăng, tình trạng thiếu lao động, đình công, gián đoạn hoạt động ở nhiều trung tâm quan trọng và tình trạng bất ổn kinh tế ngày càng lớn nói lên rất nhiều về mong muốn và nhu cầu kết nối của mọi người,” ông Walsh cho hay.

“Chúng tôi dự tính, kết thúc năm nay, lượng hành khách sẽ đạt khoảng 70% so với 2019. Nhưng với sự cải thiện năng suất trong cả hoạt động kinh doanh hàng hóa và hành khách, các hãng hàng không sẽ đạt đến đỉnh cao về lợi nhuận”. - Willie Walsh, Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA.

Đồng thời, ông cho rằng việc một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc duy trì các hạn chế lâu hơn dự kiến đã khiến số lượng hành khách đã giảm phần nào so với kỳ vọng.

Sau cú sốc lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không năm 2020, quá trình phục hồi đang diễn ra tốt đẹp, và năm 2022 là minh chứng cho điều đó. Lưu lượng khách được dự báo sẽ tăng với tốc độ kỷ lục vào năm 2022 và tiếp tục tăng với tốc độ chậm hơn từ 2023 trở đi.

Triển vọng và thách thức cho năm tới

Với khả năng phục hồi mạnh mẽ, năm 2023, ngành hàng không dự kiến sẽ có lãi. Các hãng hàng không được dự đoán sẽ kiếm được lợi nhuận ròng toàn cầu là 4,7 tỷ USD trên doanh thu 779 tỷ USD (tỷ suất lợi nhuận ròng 0,6%). Đây là khoản lãi đầu tiên kể từ năm 2019 khi lợi nhuận ròng của ngành là 26,4 tỷ USD (tỷ suất lợi nhuận ròng 3,1%).

ngành hàng không phục hồi sau 3 năm

Đề cập đến lợi nhuận dự kiến năm 2023, Tổng giám đốc IATA Willie Walsh nói: “Đó là một thành tích tuyệt vời khi xét đến quy mô thiệt hại tài chính và kinh tế do các hạn chế về đại dịch do chính phủ áp đặt.”

“Bất chấp những bất ổn về kinh tế, có rất nhiều lý do để lạc quan về năm 2023. Lạm phát giá dầu thấp hơn và nhu cầu tiếp tục bị dồn nén sẽ giúp kiểm soát chi phí khi xu hướng phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ tiếp tục.” ông nói thêm.

Áp lực lạm phát có thể sẽ giảm bớt trong 12 tháng tới, khi lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ khoảng 8% trong năm nay xuống còn khoảng 5% vào năm 2023. Giá dầu cũng dự kiến ​​sẽ giảm trở lại khoảng 92 USD/thùng năm tới, so với 103 USD/thùng năm nay. Đây là những dấu hiệu tích cực đặt tiền đề cho ngành hàng không phục hồi trở lại.

Đồng thời, IATA dự kiến lưu lượng hành khách sẽ trở lại 85,5% so với mức trước khủng hoảng vào năm 2023 và mức trước Covid-19 vào năm 2024, dẫn đầu là Hoa Kỳ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, nhiều hãng hàng không có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2023, khi quy định, chi phí cao và chính sách của chính phủ không nhất quán, cũng với việc tranh chấp kéo dài với các sân bay trở lại.

“Điều rất quan trọng là mọi người phải hiểu rằng quá trình phục hồi mong manh như thế nào. Vâng, chúng tôi đang phục hồi; vâng, động lượng đang được cải thiện; vâng, chúng tôi hy vọng nó sẽ tiếp tục cải thiện vào năm 2023,” ông Walsh cho biết.

“Nhưng lợi nhuận mà chúng tôi đang có rất nhỏ, và chúng tôi không thể chịu đựng được tình trạng các sân bay cố gắng moi móc các hãng hàng không và hành khách của họ bằng cách tăng đáng kể phí sân bay,” ông giải thích.

Ngoài ra, IATA cũng cảnh báo rằng rủi ro đối với các dự báo mới nhất về lĩnh vực này vẫn “có xu hướng giảm” và “biến số chính” sẽ là Trung Quốc.

Bắc Kinh đã bắt đầu nới lỏng các chính sách hạn chế Covid-19 hà khắc và có thể công bố 10 biện pháp nới lỏng Covid-19 mới sớm nhất là vào thứ Tư, theo nguồn tin của Reuters, bổ sung cho 20 biện pháp được công bố vào tháng 11. Nếu Trung Quốc không sớm nới lỏng các hạn chế, lợi nhuận của các hãng hàng không sẽ bị ảnh hưởng.

IATA cho biết một rủi ro khác đối với triển vọng năm 2023 là một số nền kinh tế rơi vào suy thoái. Trong khi các dấu hiệu cho thấy có thể nới lỏng các đợt tăng lãi suất để chống lạm phát từ đầu năm 2023, nguy cơ một số nền kinh tế rơi vào suy thoái vẫn hiện diện. Sự chậm lại này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với cả dịch vụ hành khách và hàng hóa.

Ông Walsh cho biết các hãng hàng không đã sống sót sau thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất, nhưng thách thức đối với một số hãng vẫn tồn tại. “Như chúng ta đã thấy, ngành này vẫn chỉ có lãi ít. Trên thực tế, ở châu Âu, có thể nói chúng tôi chỉ mới hòa vốn", ông bày tỏ.

Nhưng nhìn chung, ngành hàng không đã xây dựng được khả năng để điều chỉnh theo những biến động của nền kinh tế, tình hình giá nhiên liệu và sự thay đổi nhu cầu của hành khách. Do đó, có thể lạc quan rằng ngành hàng không trong tương lai vẫn có thể xoay xở vượt qua những trở ngại để trở lại mức lợi nhuận dù rất nhỏ, nhưng đã là một bước tiến lớn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…