Lufthansa Cargo mở đường bay vận chuyển hàng hoá tới Hà Nội

Ngày 24/11, Lufthansa Cargo AG (Đức) vừa mở đường bay vận chuyển hàng hoá tới Hà Nội. chuyến bay khai trương đường bay mới cất cánh vào ngày 2/11/2022
Lufthansa Cargo mở đường bay vận chuyển hàng hoá tới Hà Nội

Đường bay vận chuyển hàng hoá tới Hà Nội sẽ có tần suất hai lần một tuần.

Cùng với hai chuyến bay mỗi tuần đến Thành phố Hồ Chí Minh đã có từ trước, hãng đã tăng gấp đôi công suất vận tải đến Việt Nam.

Lufthansa Cargo AG là đơn vị duy nhất mở đường bay vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ Hà Nội đến trung tâm trung chuyển hàng hóa Frankfurt (Đức).

Với việc nâng tần suất lên 4 chuyến bay/tuần, công suất vận chuyển hàng hóa trên tuyến này thường xuyên đạt 250 tấn/tuần.

Từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, các hãng hàng không Việt Nam cũng hi vọng mở các đường bay vận chuyển hàng hóa.

Những cái tên có thể kể đến như Vietravel Airlines và Asean Cargo Gateway (ACG) tuyên bố hợp tác góp vốn vào VUAir Cargo.

Sau đó là Tập đoàn IPP của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn mở hãng hàng không chuyên hàng IPP Air Cargo...

Tuy nhiên, đến nay, chưa có một hãng nào có thể thực hiện được tham vọng của mình.

Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng hàng không tại Việt Nam đã tăng đều 2,5 lần trong 10 năm qua, từ 600.000 (2011) lên 1,5 triệu tấn (2021). Dự kiến, tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng hàng không tại Việt Nam đến năm 2030 sẽ đạt 4,1 triệu tấn. Trong đó, 80% là hàng hóa xuất đi.

Về cơ cấu hàng hóa, 7% sản lượng hàng hóa xuất đi là điện thoại, 15% là máy tính, 11% là các máy móc thiết bị. Trong khi đó, thời trang may mặc chiếm 10% sản lượng, giày da chiếm 5%, thủy sản là 3%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.