Putin âm thầm mua vàng ròng: Không thể xem thường

Nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin gần đây âm thầm mua một lượng vàng rất lớn cho dù dự trữ ngoại tệ đang liên tục xuống thấp. Nguồn gốc số tiền mà ông Putin dùng để mua vàng mua vàng với khối lượ
Putin âm thầm mua vàng ròng: Không thể xem thường

Nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin gần đây âm thầm mua một lượng vàng rất lớn cho dù dự trữ ngoại tệ đang liên tục xuống thấp. Nguồn gốc số tiền mà ông Putin dùng để mua vàng mua vàng với khối lượng lớn đang được hé lộ.

Theo một báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong nửa đầu 2016, hàng tháng nước Nga đã mua khoảng 14 tấn vàng, cao hơn mức 11 tấn mua vào của Trung Quốc và cao hơn hẳn so với các nước khác trên thế giới.Cũng theo IMF, Nga và Trung Quốc chiếm gần 85% lượng vàng mà ngân hàng trung ương các nước mua trong vòng 2 năm qua. Nếu chỉ tính trong quý I/2016, theo Hội đồng vàng thế giới, dự trữ vàng của nước Nga đã tăng thêm 45,8 tấn, cao hơn 52% so với cùng kỳ năm trước đó.Hiện tại dự trữ vàng của Nga đã lên tới gần 1.500 tấn. Với nỗ lực mua vàng bắt đầu tư trong năm 2015, Nga đã vươn lên vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng chủ sở hữu vàng lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ (khoảng 8.100 tấn), Đức (3.400 tấn), IMF (2.800 tấn), Ý (2.450 tấn), Pháp (2.400 tấn) và Trung Quốc (khoảng 1.700 tấn).Động thái của Ngân hàng Trung ương Nga được đưa ra trong bối cảnh GDP của nước này đã suy giảm liên tục kể từ quý I/2015 do tác động của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây.Năm 20014 Nga đã từng phải rót hàng chục tỷ USD nhằm ngăn chặn đà giảm giá của đồng rúp nhưng hiệu quả không cao. Trong thời gian gần đây, Nga đã không còn chi tiền để bình ổn đồng rúp mà thay vào đó là dành dụm để tăng dự trữ quốc gia trong đó có mua vàng.Theo MarketWatch, giáo sư Carlos Fernandez cho rằng, Nga mua vàng là cách để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và để nước này cảm thấy an toàn hơn khi có nhiều khoản nợ tính bằng đồng đô-la Mỹ. Bên cạnh đó, việc bổ sung dự trữ vàng có thể là do bất mãn với lợi nhuận thấp hoặc lãi âm từ tiết kiệm bằng đồng euro.Một số chuyên gia cho rằng, ông Putin đang cố gắng làm suy yếu sức mạnh của Mỹ và châu Âu. Mua vàng là một phần trong kế hoạch lâu dài thống trị thế giới của ông Putin, giống như những gì mà Trung Quốc làm để đè bẹp đồng tiền của Mỹ.

Putin âm thầm mua vàng ròng: Không thể xem thường ảnh 1
Gia tăng dự trữ vàng.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin lấy tiền đâu ra để liên tục mua một lượng vàng như vậy trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ đang liên tục xuống thấp.Theo MarketSlant, một trong những nguồn tiền để Nga có thể mua vàng chính là trái phiếu. Nước Nga đang bán giấy và mua những tài sản vật chất với một tốc độ càng nhanh càng tốt.Quy trình mà MarketSlant phỏng đoán là: Nước Nga và các tập đoàn của Nga bán trái phiếu bằng đồng rúp và sau đó lấy khoản tiền thu về chuyển ra USD rồi để mua vàng. Việc phát hành trái phiếu DN Nga trở nên khó khăn hơn sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, lãi suất cao vẫn thu hút nhiều NĐT.Gần đây, ông Putin cho biết, việc mua vàng không liên quan gì tới các vấn đề kinh tế hiện tại mà là cho kế hoạch trong tương lai. Ông Putin dự tính cũng sẽ nâng dự trữ ngoại hối Nga lên mức 500 tỷ USD trong khoảng 3 năm tới.Theo V. MinhVietnamNet

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…