PV Gas (GAS) lãi quý 4/2021 tăng 21%, cả năm lãi hơn 8.800 tỷ đồng

Quý IV/2021, lợi nhuận sau thuế PV Gas tăng 21% lên 2.029 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, lợi nhuận sau thuế tăng 11% đạt 8.851 tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch.
PV Gas (GAS) lãi quý 4/2021 tăng 21%, cả năm lãi hơn 8.800 tỷ đồng

Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS, mã GAS) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 4/2021 với doanh thu thuần đạt 20.177 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán khí và vận chuyển khí chiếm 99,6% tổng doanh thu và tăng 23% so với cùng kỳ. Còn lại là nguồn thu đến từ cho thuê văn phòng và hoạt động xây lắp.

Khấu trừ chi phí giá vốn, lợi nhuận gộp của PV GAS tăng 34% lên 3.526 tỷ đồng. Biên lãi gộp trong quý cũng được cải thiện từ 16,9% của quý trước lên 17,5%. Doanh thu tài chính tăng không đáng kể. Trong khi đó chi phí của PV GAS đồng loạt tăng mạnh, cụ thể chi phí tài chính tăng 4,4 lần, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2,1 lần và chi phí bán hàng tăng 17%.

Kết thúc quý 4, PV GAS báo lãi sau thuế đạt 2.029 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế cổ đông của Công ty mẹ đạt 1.963 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm, doanh thu thuần của PV GAS đạt hơn 78.992 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.852 tỷ, lần lượt tăng 23% và 11% so với 2020. So với kế hoạch đề ra, doanh nghiệp ngành khí này đã vượt 12,5% kế hoạch doanh thu và vượt 26% về lợi nhuận sau thuế.

Tổng tài sản cuối năm 2021 của PV GAS tăng 15.560 tỷ đồng lên 78.768 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản, hầu hết các khoản đều tăng mạnh, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn tăng 66% lên 16.900 tỷ đồng.

Trong đó, phải thu ngắn hạn từ khách hàng Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power, mã POW) gần 3.000 tỷ đồng, gấp 5 lần đầu năm. Bên cạnh đó, hàng tồn kho cũng tăng gấp đôi lên hơn 3.200 tỷ đồng.

Nợ xấu của PV GAS cũng tăng 2,5 lần lên mức 1.364 tỷ đồng, trong đó giá trị có thể thu hồi là 673 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ xấu hơn 1.000 tỷ đồng đến từ PV POW chỉ có giá trị thu hồi là 629 tỷ đồng. Ngoài ra, PV GAS còn ghi nhận khoản nợ xấu đến từ Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PVE) với tổng giá trị 121 tỷ đồng, giá có thể thu hồi là gần 41 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm cuối tháng 12/2021, nợ phải trả của GAS cũng tăng gần gấp đôi lên 26.575 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản nợ vay của doanh nghiệp lên đến gần 8.000 tỷ đồng, tăng hơn 5.000 tỷ so với hồi đầu năm, chủ yếu vay là khoản vay các ngân hàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...