PVC bị nghi ngờ khả năng thanh toán

Kiểm toán đã đưa ra các vấn đề nhấn mạnh liên quan đến khoản lỗ lũy kế hợp nhất hơn 3.686 tỷ đồng, nợ phải trả vượt quá tài sản ngắn hạn 248,4 tỷ đồng và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng tới khả năng
PVC bị nghi ngờ khả năng thanh toán

Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC - mã: PVX) đã công bố BCTC kiểm toán năm 2018 . Theo đó, doanh thu thuần đạt 3.345 tỷ đồng không chênh lệch nhiều so với BCTC tự lập (3362 tỷ đồng). Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 414,2 tỷ đồng, tăng thêm 100 tỷ đồng so với BCTC tự lập.

Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch này là do hậu kiểm toán doanh thu thuần giảm 17 tỷ đồng trong khi giá vốn hàng bán tăng thêm 81 tỷ đồng khiến PVC lỗ gộp tới 156,8 tỷ đồng thay vì chỉ lỗ gộp hơn 58 tỷ đồng trước kiểm toán. Ngoài ra chi phí thuế sau kiểm toán cũng tăng thêm tới 24 tỷ đồng.

Bên  cạnh đó, kiểm toán còn đưa ra hàng loạt các ý kiến ngoại trừ đối với Tổng công ty như khoản phải thu 200 tỷ đồng của Khách sạn Lam Kinh và số dư dự phòng đã trích lập cho khoản phải thu này là 124,4 tỷ đồng nhưng kiểm toán không thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến giá trị có thể thu hồi của khoản phải thu này.

Đối với số dư chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại Dự án cao ốc căn hộ thương mại dịch vụ PetroVietnam Landmark – 1.011 tỷ đồng; dự án Chung cư cao tầng Mỹ Phú – 58,9 tỷ đồng kiểm toán cũng không thu được bằng chứng thích hợp về giai đoạn Dự án tạm dừng thi công nên không có đủ cơ sở xác định số liệu cần thiết phải điều chỉnh cho các khoản mục Hàng tồn kho và Lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2018 và 31/12/2017.

Kiểm toán cũng đưa ra các vấn đề nhấn mạnh liên quan đến khoản lỗ lũy kế hợp nhất 3.686,4 tỷ đồng, nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn khoản 248,4 tỷ đồng và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Tổng công ty trong 12 tháng tới.

Bên cạnh đó, công ty có khoản cho vay là bảo lãnh cho một số công ty khác với số tiền lần lượt khoảng 466,5 tỷ đồng và khoảng 237,9 tỷ đồng. Tại ngày lập BCTC hợp nhất, công ty đang tiếp tục làm việc với các công ty được cho vay, được bảo lãnh và các tổ chức tín dụng để thu hồi các khoản cho vay và giải tỏa thư bảo lãnh nhằm tăng khả năng thanh toán.

Ngoài ra,  kiểm toán cho rằng Tổng công ty còn có một số khoản công nợ tiềm tàng và chưa có kết quả cuối cùng về các nghĩa vụ liên quan. Kết quả kinh doanh thua lỗ cùng với những ý kiến nghi ngờ của kiểm toán đã khiến thị giá cổ phiếu PVX trên thị trường chứng khoán giảm sâu xuống mức giá 1.400 đồng/cp (phiên chiều 12/4).

>> Phân trần từ PVN: "Hoa hồng' ở các hợp đồng dầu khí không phải tiền "lại quả"

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...