PVcombank, HDbank, VIB… chạy đua phát triển ví điện tử

Sự bùng nổ của loạt hình thanh toán qua ví tiền điện tử đã khiến các ngân hàng Việt không thể ngồi im đứng ngoài cuộc. 5 ngân hàng gồm ACB, PVcombank, HDBank, VIB, SeAbank và VIB vừa gia nhập đường đu
PVcombank, HDbank, VIB… chạy đua phát triển ví điện tử

Hiện nay, một số tổ chức đã phát triển tài khoản điện tử định danh (ví điện tử) nhằm cung cấp cho khách hàng giải pháp trung gian thanh toán. Theo đó, ví điện tử lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi theo tỷ lệ 1:1, tức số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử. Ví điện tử sẽ giúp cho người dân có thêm lựa chọn thanh toán giao dịch mua bán trực tuyến nhanh chóng, tiện lợi.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa chấp thuận cho phép 5 ngân hàng bổ sung nội dung “ví điện tử” vào Giấy phép hoạt động gồm: HDBank, PVcombank, ACB, VIB, SeaBank. Các ngân hàng này có trách nhiệm thực hiện hoạt động ví điện tử theo quy định của pháp luật và của NHNN Việt Nam; thực hiện các thủ tục theo quy định tại Khoản 3 Điều 18b Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN…

Như vậy, tính đến nay có 8 ngân hàng tham gia phát triển dịch vụ ví điện tử nhằm đa dạng sản phẩm, dịch vụ, mang tới những trải nghiệm ngân hàng số hiện đại cho khách hàng.

Sân chơi Ví điện tử đã hiện diện hơn 20 ví điện tử được NHNN cấp phép hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam, như: Momo, Samsung Pay, Bankplus, Vimo, Zalo pay, Ngân lượng, Ví Việt, VTC pay, Moca...

Ra đời từ sớm, ví điện tử Momo của Công ty CP Dịch vụ Di động trực tuyến – M_Service được sử dụng khá phổ biến hiện nay với hơn 5 triệu người dùng. Ứng dụng thanh toán thông minh trên di động Momo hiện là đối tác với 12 Ngân hàng và thẻ quốc tế và đã nhận được khoản đầu tư 28 triệu USD từ Standard Chartered và Goldman Sachs vào năm 2016.

Cũng đi đầu trong lĩnh vực thanh toán di động, Bankplus là dịch vụ ngân hàng di động ra mắt vào năm 2009 do Viettel và MBBank phối hợp triển khai. Dịch vụ BankPlus được tích hợp sẵn vào SIM điện thoại nên người dùng sử dụng tài khoản Bankplus để thực hiện các giao dịch như tra cứu số dư, lịch sử giao dịch, nộp/rút tiền, chuyển tiền, ví điện tử, thanh toán hóa đơn, nạp tiền cho thuê bao di động trả trước của Viettel, thanh toán các loại hóa đơn khác…

Tháng 8/2016, LienvietPostBank cũng được NHNN cấp phép triển khai dịch vụ Thẻ phi vật lý Ví Việt nhằm giúp khách hàng giao dịch và thanh toán qua internet, smartphone. Thông qua hệ thống mạng lưới giao dịch rộng lớn của LienvietPostBank, sản phẩm Ví Việt đã nhanh chóng phủ sóng tới nhiều khách hàng, hỗ trợ các giao dịch trực tuyến.

Đến cuối năm 2017, Ví Việt đã có hơn 2 triệu người dùng (User) và gần 16.000 điểm chấp nhận thanh toán Ví Việt trên toàn quốc. Do đó, nhà băng này dự kiến trong năm 2018, Ví Việt sẽ đạt mốc 3,5 triệu người dùng và 30.000 điểm chấp nhận thanh toán.

Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank chia sẻ: "Ví điện tử cần thêm thời gian để phát triển tương xứng nhu cầu khách hàng và tiềm năng thị trường. Bên cạnh đó, thói quen dùng tiền mặt vẫn cần thời gian thay đổi. Khách hàng cần từng bước trải nghiệm được sự an toàn, tiện ích để tin tưởng sử dụng".

Tuy nhiên, sân chơi ví điện tử không hề dễ dàng bởi đòi hỏi sự đầu tư cho hạ tầng công nghệ, bảo mật, nguồn tài chính… đảm bảo cho giao dịch an toàn, ổn định. Bên cạnh đó, một điểm hạn chế của nhiều ví điện tử tại Việt Nam là chưa gắn kết với hệ sinh thái để khuyến khích người dùng giao dịch bằng ví điện tử. Hay mạng lưới điểm chấp thuận thanh toán ví điện tử còn hạn chế.

Thời gian gần đây, các nhà phát triển ví điện tử đã mở rộng phạm vi hoạt động khi bắt tay với các đối tác ngoại để công hưởng tạo ra hệ sinh thái thanh toán di động như Moca và Grab – sở hữu số lượng người dùng lớn và mạng lưới tài xế khắp Việt Nam. Moca sẽ cung cấp các dịch vụ thanh toán cho người dùng Grab như thanh toán hóa đơn, mua hàng siêu thị, nạp tiền điện thoại…

Với sự gia nhập của 7 ngân hàng lớn và chiến lược đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, loại hình ví điện tử sẽ trở nên phổ biến hơn, mang tới những lợi ích thiết thực cho người dùng.

 >> Lo ngại trước làn sóng ví điện tử “bán mình”

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...