Qualcomm lần đầu ra mắt công nghệ cảm biến chiều sâu cho camera

Qualcomm ra mắt ISP Spectra thế hệ tiếp theo cho thị giác máy tính (Computer Vision), thực tế mở rộng (Extended Reality) và các công nghệ nhiếp ảnh điện toán.
Qualcomm lần đầu ra mắt công nghệ cảm biến chiều sâu cho camera

Mới đây, Qualcomm Incorporated đã công bố mở rộng Chương trình Qualcomm Spectra™ Module, cải thiện độ chính xác của xác thực sinh trắc học cũng như cảm biến chiều sâu độ phân giải cao. Chương trình được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe về hình ảnh và video trên các thiết bị di động và thiết bị HMD-thiết bị ngoại vị gắn trên đầu (head-mounted displays HMD). Chương trình mô-đun này được xây dựng dựa trên công nghệ tiên tiến làm nền tảng cho các bộ xử lý tín hiệu hình ảnh (ISP) Qualcomm Spectra. Được chính Qualcomm Technologies xây dựng và thiết kế từ những chi tiết ban đầu, Qualcomm Spectra đang mở đường cho những cải tiến đột phá về thị giác máy tính và chất lượng hình ảnh cho các nền tảng di động Qualcomm SnapdragonTM trong tương lai.

Ông Tim Leland, Phó Chủ tịch Quản lý sản phẩm thuộc Qualcomm Technologies Inc. nhận xét: “Cho dù được sử dụng trong nhiếp ảnh điện toán, quay video, hay các ứng dụng thị giác máy tính đòi hỏi theo dõi chuyển động với độ chính xác cao, rõ ràng việc tiết kiệm điện năng khi xử lý tín hiệu hình ảnh ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với trải nghiệm người dùng di động thế hệ mới. Những cải tiến vượt bậc của chúng tôi về chất lượng hình ảnh và thị giác máy tính, cùng với các thế hệ ISP Spectra tích hợp dùng cho Snapdragon, được thiết kế để hỗ trợ hệ sinh thái gồm các ứng dụng di động tiên tiến nhất cho khách hàng của chúng tôi.

Các ISP cùng các mô-đun camera thế hệ mới được thiết kế để hỗ trợ chất lượng hình ảnh sắc nét cũng như các công nghệ thị giác máy tính mới dựa trên thuật toán học theo chiều sâu (deep learning) và chụp ảnh xóa phông chất lượng cao, giúp các hãng rút ngắn thời gian đưa các mẫu smartphone và thiết bị HMD ra thị trường. Các ISP thế hệ tiếp theo hỗ trợ kiến trúc camera mới, được thiết kế để cải thiện thị giác máy tính, chất lượng hình ảnh và khả năng tiết kiệm điện năng cho các nền tảng Snapdragon di động và VR (thực tế ảo) mới. Máy ảnh được bổ sung thêm bộ ba mô-đun camera, bao gồm mô-đun nhận diện mống mắt, mô-đun nhận diện độ sâu thụ động và mô-đun nhận diện độ sâu chủ động.

Chương trình mô-đun Qualcomm Spectra

Chương trình mô-đun Qualcomm Spectra được ra mắt vào năm ngoái, được thiết kế để giúp các hãng rút ngắn thời gian đưa các thiết bị có chất lượng hình ảnh vượt trội và công nghệ camera tiên tiến tiếp cận thị trường. Những sự hỗ trợ trong năm qua đã đưa đến cho các hãng nhiều giải pháp mô-đun cho camera kép được tối ưu hóa, từ đó mang lại nhiều thuận lợi cho các nhà sản xuất trong việc tạo ra camera cho smartphone với khả năng chụp ảnh thiếu sáng tốt hơn cũng như khả năng zoom mượt mà hơn khi quay video. Hiện nay, chương trình mô-đun máy ảnh đang được mở rộng với các mô-đun mới có khả năng ứng dụng xác thực sinh trắc học đạt độ chính xác cao hơn, và kỹ thuật tạo hình ảnh bằng ánh sáng (structured light) cho một loạt ứng dụng thị giác máy tính đòi hỏi kỹ thuật tạo và phân đoạn bản đồ độ sâu của ảnh có mật độ dữ liệu dày theo thời gian thực.

Thế hệ Spectra ISP thứ hai của Qualcomm 

Qualcomm Spectra ISP thế hệ thứ hai là thành viên kế tiếp trong loạt ISP tích hợp sử dụng các kiến trúc phần cứng và phần mềm mới với thiết kế chuyên biệt cho các cải tiến trong các nền tảng Snapdragon trong tương lai, bao gồm các lĩnh vực thị giác máy, chất lượng hình ảnh, và tiết kiệm năng lượng. Thế hệ ISP này hỗ trợ giảm nhiễu đa khung (multi-frame) cho chất lượng hình ảnh vượt trội, cùng với bộ lọc thời gian dự đoán bù trừ chuyển động trên phần cứng được tăng tốc (hardware-accelerated motion compensated temporal filtering - MCTF) và công nghệ chống rung điện tử (EIS) cho chất lượng video cực cao.

Bên cạnh việc sử dụng thuật toán định vị và tạo bản đồ đồng thời (SLAM) được tối ưu hóa, bộ xử lý tín hiệu hình ảnh Qualcomm Spectra còn có khả năng theo dõi chuyển động với hiệu năng cao, đồng thời tiết kiệm điện năng, được thiết kế phù hợp các kỹ thuật thực tế mở rộng (extended reality – XR) dùng cho ứng dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường đòi hỏi sử dụng SLAM.

 Các thế hệ ISP của Qualcomm Spectra và mô-đun camera Qualcomm Spectra mới được kỳ vọng sẽ được sử dụng trong nền tảng di động Snapdragon cao cấp kế tiếp.

Có thể bạn quan tâm

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon vừa công bố thêm khoản đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng số vốn rót vào startup AI này lên đến 8 tỷ USD. Mối quan hệ hợp tác đánh dấu bước tiến mới trong "cuộc đua AI" với mục tiêu dẫn đầu thị trường công nghệ đầy tiềm năng này...

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Clickbuy dành nhiều ưu đãi cho khách hàng Gen Z khi mua iPhone 16

Trải nghiệm mua sắm iPhone 16 tại Clickbuy

Clickbuy không chỉ đặt mục tiêu cung cấp iPhone 16 với giá tốt mà còn mang đến cho khách hàng những dịch vụ ưu đãi, chính sách bảo hành và khả tiếp cận tài chính linh hoạt nhất…

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…