“Quân bài chiến lược” của các nhà bán lẻ nội là gì?

“Sự am hiểu khách hàng cùng chất lượng hàng hóa tốt, đa dạng, phù hợp với tâm lý người tiêu dùng chính là những yếu tố mấu chốt, quan trọng để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ chân khách hàng”, ông Phạm H
“Quân bài chiến lược” của các nhà bán lẻ nội là gì?

Siêu thị thương hiệu Intimex Home & Food của Intimex

Thị trường bán lẻ trong nước hiện nay đang có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà bán lẻ nước ngoài. Việc này đã tạo ra sức ép như thế nào tới các doanh nghiệp bán lẻ nội địa nói chung, thưa ông?

Đúng là thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đang thu hút mạnh mẽ các nhà bán lẻ nước ngoài tham gia đầu tư. Sự xuất hiện ồ ạt của các “đại gia bán lẻ” nước ngoài đã tạo ra sức ép lớn tới các doanh nghiệp bán lẻ nội địa nói chung và Intimex nói riêng.

Phải nói rằng các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực lớn về vốn. Họ lại quản trị doanh nghiệp tốt, tính chuyên nghiệp cao. Bên cạnh đó, họ cũng có phương thức kinh doanh linh hoạt và hiệu quả; luôn nghiên cứu kỹ thị trường trước khi tổ chức hệ thống bán lẻ tại các vùng/ miền tại Việt Nam.

Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài còn mở rộng sang hệ thống cửa hàng tiện lợi, tiện ích, mở cửa 24/24. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp Việt Nam.

Vậy theo ông, làm sao để các siêu thị Việt giữ khách, tận dụng lợi thế cạnh tranh, phát triển được trong tình hình các doanh nghiệp ngoại không ngừng nhòm ngó vào thị trường bán lẻ Việt Nam?

Tôi cho rằng sự am hiểu sâu sắc văn hóa, nhu cầu và thói quen của khách hàng là lợi thế lớn nhất của những nhà bán lẻ trong nước. Từ sự hiểu biết, các siêu thị Việt có thể đem đến chất lượng hàng hóa tốt, đa dạng và quan trọng nhất là phù hợp đến với người tiêu dùng. Đó chính là những điều mấu chốt, quan trọng để siêu thị Việt giữ chân khách hàng.

"Nói gì thì nói, với khách hàng đi mua hàng, điều họ cần nhất vẫn là sự phù hợp với tâm lý mua sắm, chất lượng sản phẩm đảm bảo, sau nữa là mua được cái họ cần mua ở nơi thuận tiện.

Hệ thống Intimex đã hình thành và phát triển hơn 15 năm trong lĩnh vực bán lẻ nói chung và siêu thị nói riêng. Xin ông cho biết Intimex đã tận dụng cụ thể những lợi thế cạnh tranh nào để giữ chân khách hàng?

Chính việc am hiểu thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ khác nhau, chúng tôi đã và đang chuyển đổi từ mô hình kinh doanh cũ sang mô hình Home&Food. Hệ thống Intimex Home&Food không chỉ chú trọng cải thiện không gian mua sắm để mang đến cảm giác thân thiện, thoải mái tới người tiêu dùng mà còn tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, gia tăng sự đa dạng của sản phẩm - đặc biệt là nhóm ngành thực phẩm tươi sống.

Với thế mạnh là hệ thống sản xuất và cung cấp hàng Việt Nam trải dài khắp đất nước của Intimex nói riêng và Tập đoàn BRG nói chung, Intimex có thể đảm bảo được chất lượng nguồn cung đa dạng với chất lượng cao và nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo đem đến những sản nội địa ưu việt nhất đến tận tay khách hàng.

Intimex cũng đẩy mạnh việc nhập khẩu và phân phối trực tiếp các sản phẩm hàng hóa cao cấp từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu mua sắm các sản phẩm tốt, chất lượng cao của người tiêu dùng Việt Nam (có thể kể đến các sản phẩm trái cây cao cấp như táo Aomori, hay các dòng sản phẩm nước chấm, nước tương, nước táo ép từ Nhật Bản...).

Bên cạnh đó, Intimex cũng liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi đặc sắc phù hợp với tâm lý tiêu dùng. Đồng thời, các chương trình tích lũy, thẻ thành viên cũng được chúng tôi tập trung phát triển nhằm đem lợi ích cao nhất tới khách hàng nhất.

Còn việc mở rộng hệ thống siêu thị để người dân thuận tiện mua sắm nữa?

Đúng vậy. Điểm mẫu chốt nữa để chúng tôi có thể thu hút được khách hàng, đó là liên tục mở rộng hệ thống siêu thị tại các khu vực có mật độ dân cư đông đúc. Không chỉ thu hút khách hàng trong giai đoạn đầu, mục đích của chúng tôi là để các siêu thị này dần thay thế các chợ cóc, chợ dân sinh nhỏ lẻ, cửa hàng tạp hóa... Đương nhiên trước khi mở siêu thị, chúng tôi luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc nghiên cứu địa lý khu vực hay thói quen và hành vi mua sắm của người dân trong khu vực, từ đó mang đến những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút khách hàng.

Đặc biệt, với việc bùng nổ các hình thức kinh doanh tiện tới như hiện nay thì Intimex cũng sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các mô hình các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini nhằm hiện đại hóa và thay thế dần các mô hình bán lẻ đã cũ và lạc hậu.

Nói chung, tôi cho rằng, trước “sức ép” cạnh tranh, không chỉ Intimex mà các doanh nghiệp Việt nói chung cần chủ động cải cách mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu và cửa hàng bán lẻ. Khi chúng ta mang lại lợi ích tốt nhất tới người tiêu dùng thì một lẽ tự nhiên, sẽ có sự gắn kết chặt chẽ giữa mối quan hệ khách hàng - doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

>> BRG muốn có siêu dự án nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…