"Quản" rượu giả, kém chất lượng: Quy định đã có, quản lý vẫn khó

Dù đã có đầy đủ các quy định luật pháp đã khá đầy đủ, nhưng để xử lý triệt để hành vi kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng lại là vấn đề rất khó.

Vạch trần những thủ đoạn sản xuất, kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng

Dự báo những tháng cuối năm, là thời điểm người dân, các cơ quan, tổ chức thường tổ chức các cuộc liên hoan, tổng kết, tất niên… Do vậy nhu cầu sử dụng rượu gia tăng, vì thế rất có thể các đối tượng sẽ lợi dụng để sản xuất, kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng.

Đưa ra quan điểm của mình về vấn đề trên, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương cho rằng: trong quá trình quản lý, chúng tôi đánh giá các nhóm hành vi, vi phạm đối với sản xuất, kinh doanh rượu. Đó là sản xuất rượu kém chất lượng, sản xuất rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm, kinh doanh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu xâm phạm quyền sở hữu tuệ … đó là những nhóm hành vi nói chung.

Và trong quá trình kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường, chúng tôi chia thành hai nhóm. Trước tiên là nhóm sản xuất mặt hàng rượu, với các công ty làm ăn nghiêm túc thì đương nhiên là đảm bảo chất lượng sản phẩm và đảm bảo về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, quá trình chúng tôi kiểm tra vẫn có những đơn vị sản xuất vì lợi nhuận, họ lại cắt bớt đi những khâu sản xuất và đưa luôn ra thị trường. Những sản phẩm được đưa ra thị trường một cách vội vàng như thế rõ ràng là chưa đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu người tiêu dùng sử dụng sẽ rất có hại cho sức khỏe, ông Lê nói.

Vấn đề thứ hai, ông Lê cho biết: một số cơ sở sản xuất sử dụng sản phẩm chất phụ gia không được phép vào trong sản phẩm rượu, dẫn đến khi người tiêu dùng sử dụng thì bị ngộ độc. Nhẹ thì có thể là dị ứng gây mẩn đỏ, nặng thì có thể suy hô hấp, hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Trong lĩnh vực sản xuất rượu, chúng tôi lo ngại nhất là sản xuất rượu thủ công. Ở đây, mặc dù theo quy định pháp luật thì người sản xuất rượu thủ công phải cam kết bảo đảm chất lượng. Thế nhưng, thực tế thì hầu như chúng ta thấy rằng, các vụ ngộ độc rượu chủ yếu là sử dụng sản phẩm rượu thủ công là chính, rất hiếm trường hợp ngộ độc sử dụng sản phẩm của những nhà sản xuất có tên tuổi có uy tín.

Khó xử lý triệt để hành vi kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng
Khó xử lý triệt để hành vi kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng

"Tại sao lại như vậy, bởi vì trong thực tế lực lượng Quản lý thị trường khi kiểm tra về sản xuất rượu thủ công tại các vùng sâu, vùng xa, chủ yếu người dân tự cung, tự cấp. Tức là người ta nấu người ta uống, nhưng đến lúc uống không hết thì lại mang ra bán một ít, hoặc là hàng xóm có nhu cầu xin mua lại một ít thì người ta bán. Chính việc tự sản xuất, tự tiêu dùng như thế đã dẫn đến việc quản lý chất lượng rất khó và gây ra các vụ ngộ độc", ông Lê giải thích. 

Đối với khối kinh doanh buôn bán, chúng tôi thấy rằng chủ yếu là các hành vi vi phạm là kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng. Rượu giả có thể là giả từ trong nước, có thể là giả từ nước ngoài. Quá trình chúng tôi kiểm tra có những lô hàng chúng tôi phát hiện đã được làm giả sẵn từ nước ngoài, sau đó nhập khẩu bằng nhiều con đường khác nhau, rồi mang ra bán trên thị trường, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường cho hay.

Vị Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường cho biết thêm: một vấn đề nữa là đôi khi các hộ kinh doanh nhỏ lẻ vì muốn thu được lợi nhiều hơn đã tìm cách pha chế thêm hóa chất vào. Đáng nhẽ loại rượu đấy có giá 100.000đ/lít, nhưng người ta cố gắng pha thêm hóa chất để bán với giá thành thấp hơn nhằm tiếp cận người mua dễ dàng hơn, dẫn đến chất lượng sản phẩm rượu sẽ không đảm bảo.

Quy định đã có, nhưng quản lý rất khó!

Chúng ta đều biết, rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, là mặt hàng hạn chế kinh doanh. Do đó từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã thống nhất việc quản lý đối với hoạt động kinh doanh rượu thông qua việc cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

Theo các quy định tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủhướng dẫn thực hiện một số các điều của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương được phân công phụ trách xuyên suốt quá trình sản xuất chế biến, vận chuyển, bảo quản và kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu đối với mặt hàng rượu, trừ rượu bổ do Bộ Y tế quản lý.

Nói về các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, hiện nay, sản phẩm rượu đang được phải đáp ứng các quy định, QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồnvà một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến giới hạn ô nhiễm.

Về quản lý an toàn thực phẩm trong kinh doanh, sản xuất rượu, hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta cũng khá đầy đủ. Ví dụ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung, cơ sở sản xuất kinh doanh rượu nói riêng phải chấp hành đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 19, 21,22 Luật An toàn thực phẩm; các điều 26 đến 30 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP của Chính phủđược sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 08 năm 2018 và Nghị định 17 năm 2020 của Chính phủ về An toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh các hàng thực phẩm nói chung và sản phẩm rượu nói riêng.

ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương
ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương

Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền các cấp quản lý. Cụ thể, đối với cơ sở thuộc diện phải cấp giấy cơ sở chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm phải tuân thủ theo quy định tại khoản1, điều 34, Luật An toàn thực phẩm và điều 11, Nghị định 15/NĐ –CPvề hướng dẫn một số điều thực hiện Luật An toàn thực phẩm của Chính phủ.

Đối với cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, phải tuân thủ theo quy định tại điều 12, Nghị định 15/NĐ –CP năm 2018 và theo quy định tại Nghị định số 17.

Các cơ sở không thuộc diện, cấp dưới những cơ sở điều kiện này phải có bản cam kết với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Vấn đề thứ hai, đối với các sản phẩm nhập khẩu. Hiện nay, các sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ theo quy định kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm này và được quy định tại các điều 16,17,18,19 Nghị định số 15/NĐ –CP năm 2018 của Chính phủ.

Bộ Công Thương chỉ định cơ sở kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu, danh mục, danh sách cơ sở này được đăng đầy đủ trên website của Bộ.

Cho dù là sản phẩm rượu sản xuất ở trong nước, hay là sản phẩm nhập khẩu, tất cả các sản phẩm, trừ sản phẩm mà rượu bổ do ngành y tế quản lý thì buộc phải có bản đăng ký chất lượng sản phẩm.

Điều đó có thể nói rằng, về chỉ tiêu chất lượng, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nói chung, đối với sản phẩm rượu nói riêng thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta cũng đã khá đầy đủ.

Dù các quy định luật pháp đã khá đầy đủ, nhưng theo quan điểm của Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường: việc xử lý đối với những hành vi vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh rượu đang còn có một số bất cập. Cụ thể là với rượu sản xuất thủ công hiện nay rất khó thực hiện. Bởi vì, chúng ta rất khó chứng minh rằng người ta có hoạt động nấu rượu để kinh doanh hay không. Thực tế, việc xác định kinh doanh hay chỉ nấu để uống, rồi đến lúc hàng xóm sang bảo còn một ít rượu thì để cho tôi dùng và lại bán, hoặc trao đổi một con gà rồi lấy rượu.

"Chúng ta hình dung đấy là một hành vi mua bán kinh doanh rồi, như thế thì người ta phải chịu sự điều chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, mức phạt nếu cao quá thì người dân lại không thực hiện được, nếu mà thấp quá thì lại không đủ sức răn đe, dẫn đến việc văn bản của pháp luật đang bị giằng xé giữa cái quyền lợi của người tiêu dùng và cái thực tiễn trong việc triển khai", Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường phân tích.

Đứng trước tình hình như thế, chúng tôi đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để góp phần phòng chống hiệu quả việc sản xuất, kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng, cũng như rượu không đảm bảo về an toàn thực phẩm, ông Lê cho biết.

Ông Lê nói thêm: bên cạnh đó là tích cực tuyên truyền đến các doanh nghiệp sản xuất cũng như là kinh doanh rượu. Về kinh doanh rượu còn có một nguồn nữa là nguồn rượu nhập khẩu từ nước ngoài về. Nguồn này, quá trình kiểm tra đang có bất cập, đó là rượu ở nước ngoài thì người ta có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Nhưng đối với tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam mình lại không giống như của nước ngoài. Tức là, mình chỉ yêu cầu một số những tiêu chí nhất định thôi, nhưng đối với một chai rượu ở nước ngoài có đến 20 tiêu chí. Và quá trình chúng ta đem đi kiểm nghiệm, chỉ kiểm nghiệm những tiêu chí cơ bản nhất, dẫn đến việc là bản chất là muốn sử dụng một sản phẩm rượu nhập khẩu mà chất lượng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cho nên, chúng tôi phải tuyên truyền để làm sao người nhập khẩu có ý thức đưa những sản phẩm chính hãng, đạt chất lượng cao nhất về phục vụ cho người dân.

Giải pháp tiếp theo được ông Lê đưa ra là, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng ở trên từng địa bàn để tuyên truyền, vận động người dân sử dụng sản phẩm rượu có ý thức và lựa chọn đúng những sản phẩm đảm bảo về an toàn thực phẩm.

Theo quan điểm của chúng tôi, để thị trường hạn chế tối đa được những sản phẩm rượu giả, rượu kém chất lượng thì các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất và kinh doanh thực phẩm - cụ thể ở đây là mặt hàng rượu phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm trước sản phẩm, chế độ an toàn về sản phẩm do mình do mình sản xuất ra.

Các tổ chức, cá nhân phải thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn hàng, bao bì theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo an toàn nếu có đối với sản phẩm của mình.

Với vị trí của người tiêu dùng, chúng tôi cũng cho rằng việc nâng cao nhận thức trong lựa chọn và sử dụng sản phẩm rượu cần phải trở thành một nét văn hóa. Mọi người dân, người người tiêu dùng phải chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về việc sử dụng rượu, sản phẩm đồ uống có cồn khác và kịp thời thông báo tới các cơ quan chức năng khi có dấu hiệu, nguy cơ ngộ độc do thực phẩm nói chung, sản phẩm rượu nói riêng.

Trong dịp Tết và mùa lễ hội sắp tới, chúng tôi muốn khuyến cáo tới người tiêu dùng là chúng ta hãy trở thành người tiêu dùng thông thái, phải tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, không vì ham rẻ tiền mà sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, sản phẩm không đảm bảo, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế của gia đình cũng như là của xã hội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…