Điểm riêng biệt này được thể hiện rõ nhất khi được ứng dụng tại những thị trường khác nhau. Những điều này thể hiện không chỉ ở mức độ phát triển mà còn cả“nền văn hóa” kinh doanh của thị trường đó.
Một số thị trường Châu Á cũng đang hình thành các bộ quy tắc mới về quản trị doanh nghiệp và tích cực áp dụng vào thực tiễn. Ngay cả ở Hoa Kỳ, thị trường luôn có có xu hướng “thích” tự thiết lập các quy tắc cho riêng mình cũng đang có những động thái nhằm hình thành các quy tắc quản trị sao cho phù hợp với các quy tắc chung của các thị trường trong khu vực và trên thế giới.
Vai trò của cổ đông được dần được “nâng tầm”
Thông qua Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhiều cuộc thảo luận đa phương giữa các quốc gia đã được tổ chức nhằm hình thành một bộ quy tắc kinh doanh thống nhất giữa các quốc gia. Năm 1999, tổ chức này đã công bố Bộ Nguyên tắc Quản trị Doanh nghiệp Quốc tế lần đầu tiên. Năm 2015, Bộ Nguyên tắc này được sửa đổi và bổ sung sau khi được lãnh đạo các quốc gia G20 thông qua.
Khi được ban hành, bộ quy tắc này đã thu hút sự chú ý cộng động doanh nghiệp và cả giới chính trị gia khi tạo nên sự cân bằng giữa lợi ích của cổ đông và lợi ích của các bên liên quan như nhân viên, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng cũng như toàn xã hội.
Các nguyên tắc này cũng đề cập đến các chỉ số liên quan đến môi trường, xã hội và năng lực quản trị hoặc ESG - các tiêu chí để đo lường khả năng tạo ra giá trị lâu dài và tính bền vững của một công ty.
“Có thể nói, OECD đã thành công khi tạo nên một bộ nguyên tắc có khả năng khuyến khích và đảm bảo lợi ích tối đa của cổ đông và các nhà đầu tư. Đây chính là lý do, bộ quy tắc này đã trở thành một “triết lý” kinh doanh tại Mỹ và Anh trong suốt cả thế kỷ XX.
Trong một vụ kiện nổi tiếng vào năm 1919, một số cổ đổng dù chỉ nắm một lượng cổ phần khá ít ỏi đã dám yêu cầu Ford Motor phải trả nhiều cổ tức hơn thay vì dùng lợi nhuận để tiến hành đầu tư. Tòa án Tối cao Michigan đã thông qua yêu cầu này vì cho rằng, mục đích của một công ty chính là tạo ra sự giàu có ngày càng lớn cho các cổ đông.
Thấu hiểu “Lợi ích cổ đông = Lợi ích doanh nghiệp”
Tại cuộc họp cấp cao giữa các nhà quản lý doanh nghiệp tổ chức tại Bangkok hồi tháng 6 vừa qua, ông Mervyn King - Chủ tịch Hội đồng Quốc tế về báo cáo tích hợp nhấn mạnh, nếu chu kỳ sống của con người kéo dài 100 năm thì sự tồn tại của một công ty còn có thể lâu hơn thế. Chính vì vậy, đảm bảo lợi ích lâu dài và sự phát triển bền vững của một công ty chính là cách để đảm bảo sự lợi ích của các cổ đông và các bên liên quan, tức con người.
Paul Polman - Giám đốc điều hành của Unilever đã từng đưa ra một quan điểm vô cùng “mới lạ” về cách duy trì sự hợp tác với các cổ đông. Ông này cho rằng, Unilever sẽ không làm việc với các nhà đầu tư “ngắn hạn”.
Nhưng trong năm 2011, Paul đã hủy bỏ báo cáo lợi nhuận hàng quý thay vào đó là những báo cáo doanh thu hàng quý được phân chia theo từng ngành nghề cụ thể với một mục đích “giữ chân” các nhà đầu tư ngắn hạn này. Mục đích của Paul rõ ràng là biến những nhà đầu tư ngắn hạn này trở thành những nhà đầu tư dài hạn của Unilever.
Đã 8 năm trôi qua từ khi Paul nắm quyền lãnh đạo, doanh thu hàng năm của Unilever tăng lên khoảng 32%; giá cổ phiếu đã tăng hơn gấp đôi. Tất cả những điều này đã phản ánh niềm tin của các cổ đông “lâu dài” đối với cách kinh doanh và vận hành của Paul Polman.
Nhưng tính minh bạch vẫn còn bỏ ngỏ…
Khi các doanh nghiệp Nhật Bản quản lý công ty dựa trên bộ nguyên tắc của OECD, về bản chất, họ đang thay đổi cung cách quản lý theo hướng tăng lợi ích cho các cổng đông. Đây là điều mà trước đây không hề tồn tại trong văn hóa và tư duy các công ty Nhật Bản.
Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế tại khu vực Châu Á và Đông Nam Á vẫn đều bị chi phối bởi các công ty gia đình và doanh nghiệp nhà nước. Điều này có thể được thấy rõ nhất trong nền kinh tế Trung Quốc.
Các công ty này dù là “tổ hợp” của nhiều công ty đơn lẻ nhưng về bản chất, vẫn hoạt động theo quy mô gia đình, thuộc sở hữu của một cá nhân hay một “gia tộc” nào đó.Chính vì vậy, bảo vệ quyền lợi của cổ đông vẫn là một vấn đề lớn ở nhiều quốc gia và nền kinh tế.
Trong các báo cáo về quản trị doanh nghiệp, OECD đã nhiều lần đề nghị phải bãi bỏ các điều khoản luật hình sự liên quan đến tội danh phỉ báng hoặc phải hạn chế tội danh này để bảo đảm sự an toàn cho các nhà báo và tình báo. Đây là điều mà theo tổ chức này sẽ góp phần hình thành năng lực quản trị doanh nghiệp tốt hơn.
Các quy tắc quản trị doanh nghiệp đã và đang nhanh chóng xâm nhập vào hầu hết các thị trường trọng điểm của Châu Á. Nhưng để bộ quy tắc này phát huy tác dụng thì tính minh bạch vẫn cần được chú trọng. Và thực tế vẫn cho thấy, trong hệ thống tư duy của các doanh nghiệp và xã hội Châu Á, minh bạch vẫn còn bị bỏ ngỏ và chưa thể trở thành nhân tố gốc rễ và tiền đề cho sự phát triển.