Bến cảng Mũi Chùa sẽ được đầu tư để nâng công suất hàng hóa thông qua khoảng 0,5 - 1 triệu tấn/năm, đón được tàu biển trọng tải đến 3.000 DWT, tàu thủy nội địa trọng tải đến 2.000 DWT.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 505 tỷ đồng, được huy động bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (do nhà đầu tư đảm bảo 100% vốn). Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự kiến trong năm 2019.
Trước đó, ngày 14/01/2019, Sở GTVT ý kiến của Bộ GTVT đối với chủ trương đầu tư cảng Mũi Chùa, tỉnh Quảng Ninh.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay có 6 cảng biển là Vạn Gia, Hải Hà, Mũi Chùa, Cẩm Phả, Hòn Gai và Quảng Yên, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông đang ngày càng được đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống cảng biển Quảng Ninh kết nối với các trung tâm kinh tế, các cửa khẩu, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh… tạo ưu thế cạnh tranh phát triển cảng biển và ngành công nghiệp Logistic.
Trong đó, cảng Mũi Chùa (Tiên Yên) là đầu mối giao thông quan trọng việc giao lưu với các tỉnh trong nước và quốc tế. Cảng này còn là cửa ngõ thuận lợi nhất cho vùng Đông Bắc qua QL4B và QL18. Trên thực tế, mặc dù là một cảng biển có nhiều lợi thế nhưng do các phương tiện, thiết bị ở cảng không được quan tâm đầu tư nâng cấp, bến bãi chật hẹp,… nên những năm qua, lượng hàng thông qua cảng này không nhiều. Do đó, việc đầu tư xây dựng cảng Mũi Chùa sẽ tạo sự thúc đẩy cho phát triển kinh tế – xã hội địa phương và cho cả vùng Đông Bắc.
Cảng Mũi Chùa được Bộ GTVT đồng ý cho xây dựng từ năm 1996 gồm 2 bến cho tàu 1.000 DWT làm hàng (mỗi bến dài 54m cách biệt thành khu hàng rời và hàng bao), kho chứa hàng (1.440m2); kho chứa xăng (100m3), bãi chứa hàng(4.500m2) 2 cần trục 16 tấn, hệ thống phễu, băng chuyền… Công suất hàng hoá thông qua cảng là 260.000 tấn/năm. Tháng 9/1999 cảng bắt đầu đi vào hoạt động.
>>Bộ GTVT xin điều chỉnh vốn đường sắt đô thị số 1 Hà Nội lên 3,5 tỷ USD