Quảng Ninh lần đầu đạt "quán quân" bảng xếp hạng PCI 2017

Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), lần đầu tiên Quảng Ninh vươn lên vị trí dẫn đầu cả nước với điểm số 70,7 trên thang
Quảng Ninh lần đầu đạt "quán quân" bảng xếp hạng PCI 2017

Quảng Ninh là một tỉnh liên tục đứng trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước kể từ năm 2013. Trong 5 năm qua, Quảng Ninh đã tập trung cải cách hành chính qua việc vận hành mô hình Trung tâm Hành chính công cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua việc Quảng Ninh đứng đầu chỉ số thành phần Gia nhập thị trường trong bảng xếp hạng PCI 2017.

Bên cạnh đó, với việc xếp hạng cao trong các chỉ số như chỉ số thành phần chi phí thời gian, chỉ số thành phần dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Quảng Ninh nhận được những đánh giá tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp.

Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng PCI 2017 là Đà Nẵng, nơi các doanh nghiệp dân doanh tiếp tục đánh giá tương đối tích cực về việc giải quyết thủ tục hành chính với điểm số trên 70. Tuy nhiên, trong hệ thống chỉ số thành phần của Đà Nẵng năm 2017, chỉ số môi trường cạnh tranh bình đẳng có điểm số thấp nhất và có xu hướng sụt giảm qua các năm.

Đồng Tháp tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng PCI 2017 đồng thời lập kỷ lục 10 năm liên tiếp nằm trong Top 5 bảng xếp hạng PCI. Riêng trong PCI 2017, Đồng Tháp ghi dấu ấn của mình với vị trí đứng đầu một loạt chỉ số thành phần như tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch và chi phí thời gian.

Long An trở lại Top 5 trong bảng xếp hạng PCI cả nước sau lần đầu tiên vào năm 2011, với điểm số dẫn đầu 63 tỉnh, thành phố trong hai chỉ số thành phần: Tính năng động, tiên phong của chính quyền và thiết chế pháp lý.

Bến Tre lần đầu tiên bước vào nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu PCI, với những cải thiện rõ rệt trong các chỉ số thành phần tính năng động tiên phong của chính quyền và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Năm địa phương tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh thành phố đứng đầu PCI năm 2017 là Vĩnh Long, Quảng Nam, TP. HCM, Hải Phòng và Cần Thơ.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng môi trường kinh doanh vẫn còn những điểm tối mà chúng ta chưa thể hài lòng. "Tính minh bạch của môi trường kinh doanh còn chưa cao, thiết chế pháp lý, hệ thống giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp chưa tốt, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu... Đặc biệt, năm 2017, trung bình vẫn có trên 59% doanh nghiệp cho biết họ vẫn còn phải trả các chi phí không chính thức, dù chỉ số này đã giảm so với những năm trước, 28% doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng với kết quả giải quyết công việc của các công chức", ông Lộc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy, mặc dù điểm số PCI trung vị có được cải thiện nhưng đang có sự chững lại của các ngôi sao cải cách trong nhóm tiên phong với điểm số chỉ quẩn quanh ở mức 70/100, cho thấy cải cách cần có thêm những động lực mới, mà việc tiếp tục cải cách thể chế với khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính ở cấp các bộ ngành Trung ương cần được đẩy mạnh để có thể nâng trần thể chế, tọa thêm dự địa cho cải cách ở cấp địa phương và cơ sở.

Với tình hình này, ông Lộc khẳng định, "chúng ta kỳ vọng yêu cầu cải cách cắt giảm bắt buộc tối thiểu 30 - 50% thủ tục hành chính và các điều kiện kinh doanh trong năm 2018 của tất cả các bộ ngành theo Nghị quyết của Chính phủ sẽ là một giải pháp quan trọng". 

Bảng công bố cho thấy, các chỉ số năm nay được đánh giá có nhiều khởi sắc. Điểm số PCI bình quân cao nhất kể từ giai đoạn khởi đầu của báo cáo PCI từ năm 2005 đến nay, gần như tất cả tỉnh đều tăng điểm số, phản ánh rõ ràng môi trường kinh doanh ở các địa phương đã có những cải thiện rất ấn tượng.

Ở cấp quốc gia, những chỉ số phản ánh về chi phí không chính thức và thủ tục hành chính đã được cải thiện, phản ánh những kết quả tích cực trong nỗ lực phòng chống tham nhũng và cải cách thủ tục hành chính.

Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh đang được khơi dậy: 52% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 60% doanh nghiệp FDI cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới. Đây là chỉ số niềm tin cao nhất của cộng đồng kinh doanh kể từ năm 2011 trở lại đây.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…