Quảng Ninh: “Tung chiêu” miễn giảm nhằm kích cầu du khách đến sân bay quốc tế Vân Đồn

Tỉnh Quảng Ninh đang xem xét việc miễn giảm phí vận chuyển bằng xe buýt từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến trung tâm thành phố Hạ Long, và miễn giảm phí tham quan vịnh Hạ Long và danh thắng Yên Tử
Quảng Ninh: “Tung chiêu” miễn giảm nhằm kích cầu du khách đến sân bay quốc tế Vân Đồn

Hành động này nhằm mục đích kích cầu du khách sử dụng đường bay đến cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Xác định cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là động lực cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, nên tỉnh tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ các hãng không mở tuyến bay đến cảng, trên cơ sở những quy định mà luật pháp cho phép sớm trình Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua. 

Việc miễn giảm phí tham quan Vịnh Hạ Long và danh thắng Yên Tử, hay việc miễn giảm phí vận chuyển bằng xe buýt từ cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến trung tâm thành phố Hạ Long được thực hiện trên cơ sở không làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. 

Dự kiến, trong khoảng thời gian từ ngày 25-30/12, Quảng Ninh sẽ khai trương Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Đến nay, đã có hai hãng hàng không gồm Việt Nam Airlines và Vietjet Air chính thức đề xuất mở tuyến bay đến Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Dự án Sân bay Vân Đồn khởi công từ năm 2015, là một trong các dự án sân bay đầu tiên đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) và được giao cho tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư.

Dự kiến khi chính thức đi vào khai thác tháng 12/2018, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ có 9 tuyến bay với khả năng đón tiếp khoảng 7.000 lượt khách mỗi ngày. Vào thời gian cao điểm dự kiến đạt 1.250 hành khách/h.

>>Phó Thủ tướng yêu cầu 10 bộ phối hợp rà soát việc xây dựng sân bay Vân Đồn

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.