Quốc Cường Gia Lai bị tố chiếm đoạt 2.882 tỷ: Quá trình tranh chấp diễn ra như thế nào?

Hợp đồng Hứa mua hứa bán (HMHB) ký ngày 29/3/2017 quy định rõ Sunny có nghĩa vụ chuyển tiền và thanh toán tiền theo 12 đợt còn Quốc Cường Gia Lai phải thực hiện song song thủ tục pháp lý dự án để dự án đủ điều kiện chuyển nhượng cho Sunny đúng quy định.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2015 Quốc Cường Gia Lai trúng thầu và được công nhận là Chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Bắc Phước Kiển, xã Phước Kiển, Nhà Bè, TPHCM (Dự án Phước Kiển).

Theo hồ sơ mời thầu, thủ tục dự án khu dân cư được tiến hành 02 bước gồm chấp thuận hạ tầng kỹ thuật, khi đền bù hoàn tất và UBND TP. HCM thu hồi và giao đất song song quá trình chấp thuận đầu tư dự án. Dự án đã duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 năm 2017, diện tích là 91,69ha bao gồm 10% nhà ở xã hội và khoảng 9,5ha đất kênh rạch xen cài do nhà nước quản lý trong khu đất dự án.

Thông tin từ phía Quốc Cường Gia Lai cho biết, năm 2017, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai và Công ty Cổ phần đầu tư Sunny Island thỏa thuận ký hợp đồng Hứa mua hứa bán Dự án Phước Kiển. Tại thời điểm ký hợp đồng, Sunny hiểu rất rõ pháp lý dự án của Quốc Cường Gia Lai chỉ mới bước là chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên không thể chuyển nhượng dự án ngay cho Sunny.

Do đó, Sunny chọn phương án là Hợp đồng là Hứa mua hứa bán (HMHB) và lộ trình thực hiện pháp lý dự án gồm 2 phần: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đầu tư phát triển một khu dân cư, thương mại trên ranh giới đất của dự án, đến khi dự án đủ điều kiện chuyển nhượng theo pháp luật trong tương lai thì Quốc Cường Gia Lai sẽ ký chuyển nhượng toàn bộ dự án (bao gồm hạ tầng kỹ thuật và dự án khu dân cư) với giá trị chuyển nhượng là 14.800.000.000.000 đồng là đất nông nghiệp và tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, phía Quốc Cường Gia Lai thông tin.

Hợp đồng HMHB quy định rõ Sunny có nghĩa vụ chuyển tiền và thanh toán tiền theo 12 đợt với thời hạn cụ thể nêu trong Hợp đồng, còn phía Quốc Cường Gia Lai phải thực hiện song song thủ tục pháp lý dự án để dự án đủ điều kiện chuyển nhượng cho Sunny đúng quy định.

Đại diện Quốc Cường Gia Lai khẳng định, quá trình thực hiện hợp đồng HMHB, doanh nghiệp này đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình được nêu trong hợp đồng để triển khai thực hiện dự án, gồm bàn giao tài sản là toàn bộ hồ sơ giải phóng mặt bằng cho Sunny kiểm tra trong vòng 04 ngày, sau đó Sunny phải giao lại cho Quốc Cường Gia Lai để hai bên cùng ký hợp đồng thuê bên thứ 3 là ngân hàng do Sunny chỉ định để quản lý toàn bộ hồ sơ tài sản là 65ha đất dự án.

Hình ảnh Dự án Phước Kiển của Quốc Cường Gia Lai
Hình ảnh Dự án Phước Kiển của Quốc Cường Gia Lai

65ha đất tại thời điểm 2017 theo giá hợp đồng có giá trị khoảng 11.000 tỷ đồng, lớn hơn rất nhiều so với số tiền mà Sunny đã chuyển cho Quốc Cường Gia Lai là 2.882 tỷ đồng. Theo cam kết, hồ sơ 65ha đất không đơn vị nào được giữ, 2 bên phải thuê 1 đơn vị thứ 3 là ngân hàng SCB cất giữ tài sản, nhưng Sunny đã quá (SAI) Sunny ký biên bản nhận và cam kết 4 ngày trở lại song đến nay đã hơn 5 năm Sunny vẫn không giao trả. Điều này thể hiện là Sunny đang chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp của Quốc Cường Gia Lai nên Quốc Cường Gia Lai đã khởi kiện Sunny ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Bên cạnh việc bàn giao tài sản, theo cam kết phía Quốc Cường Gia Lai còn phải tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng phần đất còn lại của dự án, mua đất cất nhà tái định cư cho dân, bồi thường hoa màu vật kiến trúc trên đất, hổ trợ đền bù những hộ dân lấn chiếm cất nhà ở trên đất công; thực hiện tiếp thủ tục pháp lý chấp thuận đầu tư dự án và được UBND TP.HCM chấp thuận tại văn bản số 4085/QDUBND ngày 01/8/2017, nhưng vì Sunny không thanh toán tiếp, các hộ dân đòi giá tăng cao, 1 số hộ dân không cho đền bù nên việc đền bù quá khó khăn đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Về phía Sunny, theo cam kết đến tháng 10/2017, Sunny phải thực hiện chuyển tiền cho Quốc Cường Gia Lai 6 đợt là 4.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sunny chậm thanh toán ngay từ đợt 2 của Hợp đồng và sau đó ngưng hẳn thanh toán vào tháng 10/2017, dẫn đến Sunny vi phạm điều khoản hợp đồng đã ký.

Sau nhiều lần gửi văn bản nhắc nhở Sunny thanh toán nhưng Sunny không phản hồi. Tính đến ngày 30/3/2018 Sunny trễ thanh toán hơn 320 ngày. Xét thấy nguy cơ bị Sunny lừa dối, vi phạm hợp đồng nghiêm trọng, và giam giữ tài sản không trả lại như cam kết nên Quốc Cường Gia Lai đã chính thức gửi văn bản tuyên bố chấm dứt thực hiện Hợp đồng với Sunny.

Ngày 09/12/2020, Quốc Cường Gia Lai đã khởi kiện Sunny ra Tòa Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) đề nghị xử lý vụ việc tranh chấp theo quy định của pháp luật để Quốc Cường Gia Lai được hoàn trả lại phần tiền đã nhận, thu hồi lại tài sản đã bàn giao cho theo đúng thoả thuận tại Hợp đồng HMHB.

Sau khi bị khởi kiện và trong quá trình tham gia tranh tụng tại các phiên họp trọng tài cho thấy có đủ căn cứ xác định Sunny đã vi phạm nghĩa thanh toán, có lẽ chính vì vậy mà Sunny đã tìm cách trì hoãn việc xét xử của trọng tài VIAC theo hướng vu khống để hình sự hoá vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại. Sunny đã làm văn bản tố cáo để vu khống Quốc Cường Gia Lai nhằm hình sự hoá vụ việc tranh chấp với mục đích để lấn áp quyền xét xử của VIAC, đại diện Quốc Cường Gia Lai cho biết.

Theo đại diện phía Quốc Cường Gia Lai, sau khi bị Sunny tố cáo, Ngân hàng đã từ chối giải ngân các Hợp đồng tín dụng đang vay; Các đối tác hợp tác liên doanh đã thông báo việc góp vốn hợp tác chờ PC01 xử lý có kết quả thì mới chịu hợp tác trở lại; Hơn 5.000 Cổ đông của QCGL phải chịu thiệt hại giá cổ phiếu từ 23.000 đồng xuống 13.000 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…