Nợ nần chồng chất, Quốc Cường Gia Lai vẫn có tiền góp vốn vào công ty của ông Nguyễn Quốc Cường?

CTCP Chánh Nghĩa Quốc Cường do ông Nguyễn Quốc Cường là người đại diện trước pháp luật được thành lập với sự góp vốn của 3 cổ đông trong đó Quốc Cường Gia Lai là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu là 3
Nợ nần chồng chất, Quốc Cường Gia Lai vẫn có tiền góp vốn vào công ty của ông Nguyễn Quốc Cường?

Công trường dự án C-Sky View

CTCP Chánh Nghĩa Quốc Cường vừa giới thiệu ra thị trường dự án căn hộ mang tên C-Sky View tại trung tâm TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tổng giám đốc công ty Chánh Nghĩa Quốc Cường chính là ông Nguyễn Quốc Cường, con trai bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã: QCG).

Ông Cường từng đảm nhận vị trí Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai và từ nhiệm vào tháng 11/2018 vì lý do cá nhân. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, đây là công ty riêng để ông khẳng định thương hiệu của bản thân và những vấn đề của Quốc Cường Gia Lai không ảnh hưởng đến kế hoạch và chiến lược của Chánh Nghĩa Quốc Cường.

Có ảnh hưởng hay không thì không rõ nhưng nhìn vào lịch sử đăng ký kinh doanh của Chánh Nghĩa Quốc Cường, Quốc Cường Gia Lai đang là một cổ đông lớn của doanh nghiệp.

Theo đó, Chánh Nghĩa Quốc Cường được thành lập ngày 25/9/2018. Bà Nguyễn Thị Như Loan là người đại diện pháp luật, đồng thời giữ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

Ban đầu, công ty này có vốn điều lệ 1.169 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập là Quốc Cường Gia Lai và hai cá nhân ông Vương Kim Soa và bà Lý Kim Hoa. Tỷ lệ sở hữu ban đầu của Quốc Cường Gia Lai là 74,68%.

Sau đó, ngày 31/1/2-19, công ty giảm 63% vốn về còn 428 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Quốc Cường Gia Lai cũng giảm 43,84% về còn 30,84%, hai cá nhân tăng sở hữu lên cùng mức 34,6%.

Gần một tháng sau khi giảm vốn điều lệ, bà Loan chuyển quyền đại diện theo pháp luật cho con trai là ông Nguyễn Quốc Cường đồng thời đảm nhận chức danh Tổng giám đốc.

Cùng với thay đổi người đại diện pháp luật, Chánh Nghĩa Quốc Cường cũng tăng vốn điều lệ từ 428 tỷ đồng lên 708 tỷ đồng, trong đó 576 tỷ đồng góp bằng giá trị quyền sử dụng đất, tương ứng 81,4% (ngày thay đổi 5/3/2019).

Được biết, 2 cổ đông cá nhân của Chánh Nghĩa Quốc Cường nêu trên là 2 vợ chồng cùng sở hữu hai thửa đất diện tích 8.676 m2 tại phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Hai thửa đất này được công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (AMC) đem ra đấu giá vào cuối tháng 11/2018 để xử lý khoản nợ của công ty Hoàng Việt và công ty An Bình Phát tại Agribank, chi nhánh Nhà Bè. Giá khởi điểm hơn 80,37 tỷ đồng.

Có một sự trùng hợp là dự án C Skyview cũng nằm trên lô đất 8.600m2, sẽ gồm 2 block 35 tầng, trong đó có 2 tầng hầm để xe hơi xe máy, tầng thương mại (shophouse) và khuôn viên cảnh quan, hồ bơi, các tiện ích nội khu, 2 tầng trên cùng là penthouse.

Hiện, dự án đang được thi công khá rầm rộ và chưa được phép giao dịch hay có bất kỳ hoạt động chào bán nào. Tuy nhiên, nhiều thông tin đã được đăng tải rằng 80% dự án 2 block, 36 tầng này đã có người giữ chỗ.

Về phía Quốc Cường Gia Lai, công ty làm ăn thua lỗ, đang phải gánh khoản nợ cả nghìn tỷ, cổ phiếu liên tục giảm mạnh, nhiều dự án bị ách tắc… là những vấn đề hiện hữu của doanh nghiệp này.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Quốc Cường Gia Lai vừa được tổ chức hồi tháng 6, bà Như Loan cho biết "Chúng tôi cũng rất đau đầu, doanh nghiệp cứ ở lẩn quẩn trong vòng xoáy pháp lý. Nếu vấn đề pháp lý không được gỡ thì giá sản phẩm thành cao, sức mua không tốt và như vậy sẽ không có doanh thu".

Theo ban lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai, những khó khăn về tiến độ pháp lý dự án đã ảnh hưởng và gây rất áp lực về dòng tiền công ty. Kết quả, áp lực dòng tiền là lý do khiến Quốc Cường Gia Lai không chia cổ tức 2018.

Chưa kể, theo nghị quyết, công ty dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 10%. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu trong năm không được tốt, nếu phát hành sẽ pha loãng và làm giảm giá cổ phiếu nên HĐQT đã không thực hiện phương án này.

Đặt kế hoạch cho năm 2019, Công ty kỳ vọng doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ 1.250 tỷ, tăng 171% và lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng, tăng 188% so với năm 2018.

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm, Quốc Cường Gia Lai đạt 378 tỷ doanh thu và hơn 6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tiếp tục giảm 87% so với cùng kỳ. So với chỉ tiêu cả năm, công ty đã thực hiện được 30% kế hoạch doanh thu và 3% kế hoạch lợi nhuận. Đồng thời, Quốc Cường Gia Lai cũng giải thể nhiều công ty con do làm ăn không hiệu quả như CTCP Bất động sản Hiệp Phát, CTCP bất động sản Sông Mã, Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng... 

>> “Cường Đô La” không còn là người của Quốc Cường Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...