Biến động nhân sự cấp cao tại Quốc Cường Gia Lai

Hội đồng quản trị CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã: QCG) vừa công bố nghị quyết thay đổi nhân sự cấp cao của doanh nghiệp.
Biến động nhân sự cấp cao tại Quốc Cường Gia Lai

Theo đó, Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty quyết định để bà Nguyễn Thị Như Loan thôi kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT kể từ ngày 10/8/2020 và chỉ còn giữ chức danh Tổng Giám đốc cho dù bà Loan và những người có liên quan nắm giữ khoảng 55% cổ phần của Quốc Cường Gia Lai.

Bà Loan hiện là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ gần 102 triệu cổ phiếu QCG tương đương 37,04% vốn tại QCG. Con gái bà Loan - Nguyễn Ngọc Huyền My đang nắm giữ gần 39,4 triệu cổ phiếu QCG (tương đương 14,32%); em gái bà Loan là Nguyễn Thị Ánh Nguyệt nắm giữ gần 9,7 triệu cổ phiếu QCG (3,52%). Ông Nguyễn Quốc Cường (con trai bà Loan) nắm giữ 537.500 cổ phiếu QCG (0,2%).

Người thay thế bà Loan là ông Lại Thế Hà, hiện đương nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai và được biết đến là một cổ đông lâu năm tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng cổ phần của ông Hà tại đây lại khá khiêm tốn với 597.500 cổ phần, chiếm 0,22% vốn Quốc Cường Gia Lai.

Nguyên nhân của những biến động này là do căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 71/2017/NĐ-CP: “Chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh giám đốc (tổng giám đốc) của cùng 1 công ty đại chúng”, có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Hiện, con gái ông Hà là bà Lại Thị Hoàng Yến cũng đang nắm giữ 1,5 triệu cổ phiếu QCG, tương đương 0,55% vốn của công ty. Tính tới thời điểm 30/06/2020, ông Hà và con gái đang cho Quốc Cường Gia Lai mượn số tiền tổng cộng gần 52 tỷ đồng, trong tổng cộng gần 1.500 tỷ đồng mà công ty đi mượn của các bên liên quan, được ghi nhận trong các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Có những thời điểm, doanh nghiệp liên quan tới bà Lại Thị Hoàng Yến cho Quốc Cường Gia Lai vay tới cả nghìn tỷ đồng.

Trước đó, hồi tháng 11/2018 ông Nguyễn Quốc Cường đã rút khỏi tất cả các vị trí tại Quốc Cường Gia Lai ngay giữa thời điểm doanh nghiệp này đang gặp rất nhiều lùm xùm trong đó có việc mua bán đất vàng giá rẻ, liên quan tới một số lãnh đạo của TP.HCM.

Theo báo cáo, doanh thu quý II/2020 của Quốc Cường Gia Lai tăng gấp 4,8 lần doanh thu quý II/2019, đạt 946 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức tăng của giá vốn lại mạnh hơn mức tăng của doanh thu làm lợi nhuận gộp quý II thu về chỉ gấp 2,4 lần quý II/2019, đạt 87 tỷ đồng. Hoạt động tài chính giảm 32% lợi nhuận do khoản chi phí lãi vay lên tới 11 tỷ đồng trong quý II.

Báo cáo tài chính của Quốc Cường Gia Lai cho thấy khoản chi phí bán hàng bỗng tăng đột biến trong kỳ, gấp 12 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi khoản chi phí bán hàng lớn nhất mà Quốc Cường Gia Lai từng ghi nhận là gần 20 tỷ vào quý III/2016 thì ở quý II/2020, chi phí bán hàng lại được hạch toán hơn 71 tỷ đồng.

Do phải gánh các khoản chi phí nặng nề như vậy nên lợi nhuận sau thuế quý này công ty chỉ đạt 18 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước.

Kết thúc nửa đầu năm 2020, doanh thu lũy kế của Quốc Cường Gia Lai đạt 1.028 tỷ đồng, tăng trường gần 80% so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm đạt hơn 48 tỷ đồng, tăng hơn 30% nhờ vào khoản lãi ròng 30 tỷ mà Quốc Cường Gia Lai ghi nhận ở quý I.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...