Quốc hội lùi Luật Đặc khu, kêu gọi người dân bình tĩnh, không ngộ nhận

Phiên họp Quốc hội sáng 11/6 đã lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu sang kỳ họp sau để có thêm thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, trước những phản ứng thái quá của người dân, Chủ tịch Quốc Hội đã phải
Quốc hội lùi Luật Đặc khu, kêu gọi người dân bình tĩnh, không ngộ nhận

Sáng nay, 11/6, Quốc hội tiếp tục làm việc về việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Lùi thời hạn thông qua Luật đặc khu

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định đọc cho biết: dự án luật này được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2017); sau đó đã được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội tại kỳ họp này.

Kết quả tổng hợp cho thấy đa số ý kiến tán thành sự cần thiết phải ban hành Luật đặc khu và đã có nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo luật.

Tuy nhiên, ông Định cho biết, đây là dự thảo luật mới, phức tạp, mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện... nên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về dự thảo luật này.

Trong đó, đặc biệt là vấn đề thời gian cho thuê đất 99 năm, Quốc hội đã đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định này.

Ngoài ra, việc tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo luật và hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết, đề án về thành lập các đặc khu, điều kiện bảo đảm để khi luật và các nghị quyết được Quốc hội thông qua có thể thực hiện được ngay.

"Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh thời gian thông qua dự án luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân.

Việc hoàn thiện dự thảo luật này là để "bảo đảm xây dựng thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia", ông Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.

Sau khi nghe báo cáo, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết: 423 đại biểu có mặt tại hội trường Diên Hồng đã tán thành việc lùi thời gian thông qua dự án luật, chiếm 85,63% tổng số đại biểu Quốc hội. Có 8 đại biểu không tán thành và 1 đại biểu không biểu quyết.
Người dân nên bình tĩnh
Trước đó, thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đứng lên kêu gọi người dân bình tĩnh trước những thông tin tụ tập đông người tại một số địa phương ngày hôm qua 10/6.
Bày tỏ lo lắng trước tình hình người dân tụ tập tại một số địa phương, làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, Chủ tịch Quốc hội nhận định: "Không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng. Việc này đã gây ảnh hưởng tới trật tự trị an và như chúng ta đã theo dõi trên đài báo thì rất nhiều phản ứng từ người dân rất đáng lo".
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nhận định, qua việc người dân tụ tập này cũng cho thấy việc Quốc hội, đại biểu Quốc hội đang bàn ở hội trường này đã lan toả trong đời sống nhân dân. 
"Do đó, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân kêu gọi nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận. Quốc hội luôn luôn lắng nghe những ý kiến của nhân dân".

Chủ tịch Quốc hội nói tiếp: "Tất cả những ý kiến đóng góp đó bản thân tôi cũng nhận được thư của một đại biểu Quốc hội rất tâm huyết, rất có trách nhiệm. Tôi cho rằng chúng ta có nhiều hình thức, và trong hành động phát ngôn của chúng ta, đừng tạo ra thêm bất kỳ sự ngộ nhận hiểu lầm nào nữa.

Sự ngộ nhận đó lan ra ngoài xã hội thì ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của đất nước, chứ không phải chúng ta nói để được. Rất mong trong phiên họp sáng nay chúng ta phải dừng lại để tiếp tục lắng nghe ý kiến nhân dân. Cũng xin báo cáo với Quốc hội để chúng ta thấy được trách nhiệm của Quốc hội, trách nhiệm của từng đại biểu và từng cử tri khi bàn bạc nhận xét một quyết định mà Quốc hội đang làm việc".

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...