Quý 2, tấn công DDoS tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái

Hãng bảo mật Kaspersky vừa cho biết, xu hướng tấn công DDoS của tin tặc vẫn được gia tăng khá mạnh trong quý 2/2019, so với cùng kỳ năm ngoái.
Quý 2, tấn công DDoS tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái

Cụ thể, số vụ tấn công DDoS trong quý 2/2019 giảm hơn 44% so với quý 1/2019. Điều này không nằm ngoài dự đoán vì các cuộc tấn công DDoS thường không diễn ra mạnh thời điểm cuối mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên, số lượng các cuộc tấn công DDoS trong quý 2/2019 vẫn tăng 18% so với quỳ 2/2018 và tăng 25% so với quý 2/2017.

Cũng theo hãng bảo mật Kaspersky, số lượng tấn công tầng ứng dụng không bị tác động đáng kể bởi xu hướng giảm tấn công DDoS theo mùa. Số lượng tấn công tầng ứng dụng đã tăng gần 32% so với quý 2/2018 và chiếm 46% trong tổng số các cuộc tấn công DDoS trong quý 2/2019. Tỷ lệ số lượng tấn công tầng ứng dụng trong tổng lượng tấn công DDoS vào quý 2/2019 tăng 9% so với quý 1/2019 và tăng 15% so với quý 2/2018. 

Những kiểu tấn công này nhắm vào các tính năng hoặc ứng dụng API nhất định để phá hủy không chỉ mạng mà còn cả tài nguyên máy chủ. Ngoài ra, chúng cũng khó bị phát hiện và ngăn chặn hơn, vì chúng ẩn dưới các yêu cầu hợp pháp. 

Theo số liệu thống kê qua các botnet sử dụng hệ thống Kaspersky DDoS Intelligence, tổng số vụ tấn công DDoS tại Việt Nam đã tăng nhẹ từ 108 vào quý 2/2018 lên 114 vào quý 2/2019.

Phân tích các lệnh mà botnet nhận được từ cơ sở hạ tầng chỉ huy và kiểm soát (C&C) cho thấy cuộc tấn công DDoS dài nhất trong quý 2/2019 kéo dài 509 giờ - gần 21 ngày. Đây là cuộc tấn công dài nhất kể từ khi Kaspersky bắt đầu theo dõi hoạt động botnet vào năm 2015. Trước đó, cuộc tấn công dài nhất kéo dài 329 giờ được thực hiện vào quý 4/2018.

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...