Quy chuẩn phòng cháy chữa cháy mới: Sơn chống cháy làm khó doanh nghiệp

Vừa qua, nhiều tổ chức, doanh nghiệp nêu gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định định pháp luật về phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là các công trình sử dụng sơn chống cháy. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn, cứu hộ (CNCH), Bộ Công an đã có thông tin về vấn đề này...
phòng cháy chữa cháy

Đại diện Cục Cảnh sát PCCC và CNCHcho biết, thời gian qua, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nêu khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy, nhất là các công trình sử dụng sơn chống cháy.

Để nhanh chóng giải quyết các vướng mắc, Cục Cảnh sát PCCC đã gặp và trao đổi trực tiếp với một số Đại sứ quán, hiệp hội doanh nghiệp (Hàn Quốc, Nhật Bản…) có khó khăn, vướng mắc. 

Qua trao đổi, Cục Cảnh sát PCCC nhận thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khó khăn nêu trên là do đơn vị tư vấn, chủ đầu tư chưa nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy, lựa chọn nhà thầu có năng lực hạn chế dẫn tới chưa thực hiện đúng quy định. Do đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã đưa ra hướng dẫn cụ thể.

Đối với trường hợp dự án, công trình đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định sơn chống cháy theo Nghị định 79/2014 (trước 10/1/2021) thì tiếp tục sử dụng kết quả kiểm định đó để thực hiện nghiệm thu về PCCC cho dự án, công trình.

Đối với dự án, công trình lập hồ sơ thiết kế và thực hiện thẩm duyệt sau khi Nghị định 136/2020 có hiệu lực (từ ngày 10/1/2021) thì phải có hồ sơ thiết kế chịu lửa cho kết cấu chịu lực của công trình, là cơ sở để lựa chọn giải pháp bảo vệ chống cháy cho kết cấu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế hoặc tập hợp số liệu phục vụ thiết kế đã được xây dựng theo quy định.

Chủ đầu tư nộp hồ sơ thiết kế chịu lửa, định hướng giải pháp bảo vệ chống cháy cho kết cấu công trình, và các thành phần hồ sơ khác theo quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP đến cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH có thẩm quyền để thực hiện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Căn cứ kết quả kiểm định mẫu kết cấu đã được thử nghiệm, kiểm định (kiểm chứng), nhà thầu tổ chức thi công bọc bảo vệ chống cháy cho kết cấu chịu lực của công trình theo hồ sơ thiết kế và thực hiện nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Đối với các trường hợp cụ thể, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đề nghị chủ đầu tư cung cấp chi tiết hồ sơ thiết kế về phòng cháy chữa cháy của công trình để các bên cùng tìm giải pháp phù hợp, đúng quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy, sớm đưa công trình vào sử dụng.

Một nội dung đáng chú ý khác, từ giữa tháng 4/2020 đến nay, Bộ Xây dựng ban hành 3 thông tư liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Cụ thể, Thông tư số 01/2020/TT-BXD, Thông tư số 02/2021/TT-BXD và Thông tư số 06/2022/TT-BXD.

Cụ thể, quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn cháy cho gian phòng, khoang cháy, nhà và các công trình xây dựng. Phân loại kỹ thuật về cháy cho vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, các phần và bộ phận của nhà, nhà.

Nhiều ý kiến cho rằng, các quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy trên gây khó khăn cho người dân khi áp dụng, nhiều doanh nghiệp chưa thể đáp ứng ngay được và nguy cơ sẽ bị đình chỉ hoạt động.

Liên quan đến vấn đề này, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cho biết, tại Thông tư mới nhất 06/2022/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành 30/11/2022, có nhiều điểm mang tính tháo gỡ các quy định khó thực hiện về PCCC mà doanh nghiệp còn vướng mắc.

Trong đó, đã giảm các yêu cầu về giới hạn chịu lửa đối với màn ngăn cháy, vách kính, cửa kính; yêu cầu về bậc chịu lửa đối với nhà, đặc biệt là nhà sản xuất; giảm quy định về giới hạn chịu lửa của tường ngoài không chịu lực; giảm quy định yêu cầu về khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy…

Bên cạnh đó, bổ sung quy định để cho phép một số trường hợp chỉ cần thiết kế 1 lối ra (cầu thang) thoát nạn hoặc bố trí cầu thang thoát nạn để hở; giảm yêu cầu về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà đối với các khu vực miền núi, nông thôn cũng như các công trình quy mô nhỏ.

Trên thực tế hiện nay, QCVN 06:2022/BXD đã có quy định cụ thể, giảm đáng kể các trường hợp yêu cầu phải có giới hạn chịu lửa. Đồng thời khi các công trình đã bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy thì không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với kết cấu này.

Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, trong quá trình thực hiện, Bộ Xây dựng và Bộ Công an liên tục tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân để sửa đổi, bổ sung các quy định của quy chuẩn góp phần bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Quá trình ban hành các quy chuẩn có kèm theo các điều khoản chuyển tiếp để hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp, người dân thực hiện quy định dễ dàng hơn, không gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…