Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch 300 tỷ đồng vẫn chưa được giải ngân
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, số tiền 300 tỷ đồng không phải là quỹ hỗ trợ phát triển mà là vốn điều lệ được bảo tồn phát triển, gửi ở ngân hàng...
Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch 300 tỷ đồng hiện vẫn chưa được giải ngân
Hoài Nam
Chiều 5/6, Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Chất vấn tại phiên họp, đại biểu Trần Chí Cường (đoàn Đà Nẵng) nêu rõ, sau đại dịch Covid-19, Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm hỗ trợ ngành du lịch sớm phục hồi và phát triển bằng chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và bố trí ngân sách 300 tỷ đồng cho quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.
Thế nhưng, đến nay, số kinh phí này vẫn nằm trong tài khoản tiền gửi ngân hàng, số tiền lãi được dùng chi cho hoạt động thường xuyên và bộ máy hành chính quản lý quỹ.
Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết nguyên nhân chưa triển khai được nguồn kinh phí này và biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Giải đáp thắc mắc của đại biểu Cường, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, số tiền 300 tỷ đồng không phải là quỹ hỗ trợ phát triển. Theo Luật Du lịch, đây là vốn điều lệ được bảo tồn phát triển, gửi ở ngân hàng. Trong đó, phần lãi đưa ra chi phí cho tổ chức bộ máy phần xúc tiến hoạt động du lịch sẽ do Chính phủ cấp theo tỷ lệ phần trăm đóng góp của ngành du lịch thông qua phí, vé đã thu.
Hiện nay, 150 tỷ đồng đã được gửi ngân hàng để bảo tồn, lãi rút ra chi cho bộ máy. Số tiền còn lại vẫn gửi ở Kho bạc Nhà nước.
Việc nhận 300 tỷ đồng với số lãi được chi cho công tác hành chính, bộ máy theo đúng quy định cũng như được kiểm soát bởi Kho bạc Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhìn nhận, đây là vấn đề mới, hoạt động theo mô hình dân lập và đơn vị sự nghiệp công lập, khó trong hoạt động nên không tránh khỏi những vướng mắc. Thời gian tới, Bộ sẽ quyết liệt sắp xếp lại bộ máy, báo cáo đánh giá tác động để xem xét sửa đổi của quỹ này, đưa quỹ này vào hoạt động phục vụ tốt hơn về quảng bá du lịch.
Sau khi nghe câu trả lời của Bộ trưởng Hùng, đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) phát biểu tranh luận, việc giao quỹ cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi vào ngân hàng là lãng phí, như vậy là lại phải chi cho Ban quản lý quỹ nữa.
Do đó, ông Thân đề nghị nếu Chính phủ là đã tin tưởng giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ đã thành lập Ban Quản lý quỹ thì nên thực hiện trên tinh thần là không được thất thoát tiền của ngân sách Nhà nước.
Cùng ý kiến về quỹ này, đại biểu Hoàng Ngọc Định (đoàn Hà Giang) đề nghị Bộ trưởng đánh giá rõ hơn hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, nhiệm vụ của quỹ có trùng với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước hay không?
Trả lời thêm về quỹ phát triển du lịch, Bộ trưởng cho biết, theo Luật Du lịch, quỹ du lịch bắt đầu xem xét cấp kinh phí từ năm 2021. Thời gian qua, hoạt động của quỹ này bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó, nguồn vốn điều lệ không được chi cho hoạt động xúc tiến mà chỉ cho phép gửi ngân hàng để bổ sung cho các hoạt động và cũng chỉ được chi cho bộ máy, con người và tổ chức hoạt động.
Đối với các hoạt động xúc tiến du lịch được trích từ phần trăm hoạt động của du lịch thu được như phí, vé tham quan. Bộ trưởng cũng thừa nhận, bộ máy của quỹ hoạt động chưa hiệu quả, cần tiếp tục hoàn thiện. Vừa qua, Bộ đã thay Chủ tịch, Giám đốc của quỹ này.
Đồng thời, phần tiền quỹ phát triển du lịch được chi nhưng không tiêu hết, vẫn nằm trong kho quỹ và Bộ Tài chính không cho chuyển nguồn sang năm sau.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định, đến thời điểm này vẫn chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực. Nhưng cách điều hành chưa hiệu quả nên phải điều chỉnh cho phù hợp, tập trung xúc tiến, quảng bá hiệu quả hơn.
Chiều 29/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Du lịch (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu đều tán thành với việc thành lập Quỹ hỗ trợ
Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...
Trong bối cảnh kinh tế không ngừng biến động, chiến lược sống còn là đa dạng hóa thị trường, không 'bỏ trứng vào một giỏ' mang tên Hoa Kỳ để không bị phụ thuộc.…
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, không để xảy ra việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng...
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang rất được coi trọng, trong thời gian tới cần có thêm những động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo…
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, chúng ta phải thay đổi về tư duy, tầm nhìn, thống nhất về nhận thức, tư tưởng, phải vượt lên chính mình, hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung của đất nước...
100% biên chế cấp huyện hiện có được chuyển về cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện sẽ làm nòng cốt tại đơn vị hành chính mới...
Việt Nam - Trung Quốc nhất trí cho rằng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước...
Bộ Tài chính đề xuất nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng hai con số cần xây dựng cơ chế giúp doanh nghiệp tiếp cận các Quỹ đầu tư công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm...
Đề án sắp xếp vừa được phê duyệt xác định sẽ thành lập 11 đặc khu trực thuộc cấp tỉnh, mô hình thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố cũng sẽ được xóa bỏ...
Tại cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí thành lập Ủy ban hợp tác đường sắt giữa hai Chính phủ để thúc đẩy hợp tác đường sắt, đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông chiến lược...
Hai hiệp hội có thể sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý Trung ương tổ chức một hội nghị toàn quốc vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6/2025. Nhằm vừa đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân thông qua đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết Trung ương 11 nêu rõ danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập; có 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương...
Sự thành công của đại hội đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng và góp phần định hướng, triển khai hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới…