Quý I/2017, bội chi NSNN hơn 4.000 tỷ đồng

Trong quý I/2017, bội chi NSNN ước đạt 4.050 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 2,27% dự toán năm.
Quý I/2017, bội chi NSNN hơn 4.000 tỷ đồng

Chiều 10/4, Bộ Tài chính tổ chức Họp báo thường kỳ quý I/2017

ông Trần Quân – Chánh văn phòng Bộ cho biết tổng thu cân đối NSNN tháng 3 ước đạt 92,17 nghìn tỷ đồng, lũy kế thu 3 tháng đạt 280,9 nghìn tỷ đồng, bằng 23,2% dự toán năm, tăng 15,2% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thu nội địa đạt 23,4% dự toán, tăng 13,3%; thu về dầu thô đạt 28,9% dự toán, tăng 15,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 21% dự toán, tăng 28,6% so cùng kỳ năm 2016.

Cũng theo ông Quân, tổng chi NSNN tháng 3 ước đạt 110,2 nghìn tỷ đồng; lũy kế chi tháng 1 ước đạt 284,96 nghìn tỷ đồng bằng 20,5% dự toán năm, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó chi đầu tư phát triển đạt 12,4% dự toán, tăng 9%; chi trả nợ lãi đạt 29,4% dự toán, tăng 6,7%; chi thường xuyên đạt 23,6% dự toán, tăng 7,5% so cùng kỳ năm 2016; đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán được giao và tiến độ triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách, xử lý kịp thời các nhiệm vụ phát sinh để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

Bên cạnh đó, công tác phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2017 khá thuận lợi, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán. Đến hết ngày 31/3/2017 đã phát hành được 56.497 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bằng 30,8% kế hoạch năm 2017 (183.300 tỷ đồng).

"Tiến độ một số khoản thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh đạt khá so với dự toán và cùng kỳ năm 2016, như: thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 25,4% dự toán, tăng 13,6%; thuế thu nhập cá nhân đạt 30,3% dự toán, tăng 22,8%; các loại phí, lệ phí đạt 27% dự toán, tăng 65,6%; các khoản thu từ nhà, đất đạt 35,2% dự toán, tăng 16,7%. 

Tuy nhiên, cũng còn một số khoản có tiến độ thu đạt thấp như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 15,4% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 23,5% dự toán; thu thuế bảo vệ môi trường đạt 21% dự toán; thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản tại xã đạt 22,8% dự toán.

Đối với công tác kiểm soát chi, trong 3 tháng đầu năm, hệ thống kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát chi khoảng 183,6 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên và khoảng 40,4 nghìn tỷ đồng chi đầu tư phát triển, đã phát hiện khoảng 2.400 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; không chấp nhận thanh toán khoảng 13 tỷ đồng.

Theo đại diện Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm Bộ đã tập trung chỉ đạo các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Dự trữ nhà nước và Tài chính từ trung ương đến địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Tính đến ngày 31/03/2017, về cơ bản đã thực hiện phân bổ dự toán được giao. Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị điều chỉnh, đôn đốc các đơn vị thực hiện phân bổ, giao dự toán theo đúng quy định. Đối với vốn đầu tư, cơ bản các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đã hoàn thành việc triển khai phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho các chủ đầu tư dự án theo quy định.

Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 4/2017, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về NSNN. Tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - NSNN, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi để giảm bội chi NSNN. Quản lý chặt việc ứng trước và chuyển nguồn chi thường xuyên, các khoản thu, chi NSNN phải được thực hiện theo dự toán. Tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...