Quý I/2019: Vốn đăng ký FDI đạt kỷ lục

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quý I năm 2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 3 năm trở lại đâ
Quý I/2019: Vốn đăng ký FDI đạt kỷ lục

Tính đến ngày 20/3/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký trong 3 năm gần đây. Năm 2016 đạt 4,03 tỷ USD, năm 2017 đạt 7,71 tỷ USD và năm 2018 đạt 5,8 tỷ USD.

Ngoài phần điều chỉnh vốn giảm hơn so với cùng kỳ thì vốn đầu tư vẫn tăng mạnh ở 2 hợp phần cấp mới và góp vốn mua cổ phần. Cụ thể, cả nước có 785 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 3,82 tỷ USD, tăng 80,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Về điều chỉnh vốn, có 279 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 1,3 tỷ USD, bằng 72,5% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù số lượt dự án điều chỉnh vốn tăng mạnh (40,2%) nhưng quy mô vốn điều chỉnh nhỏ, bình quân 4,65 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn nhiều so với quy mô vốn điều chỉnh cùng kỳ năm 2018 (8,99 triệu USD/lượt điều chỉnh). Số lượt dự án điều chỉnh vốn lớn trong quý I cũng rất ít, có 1 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn lớn (110 triệu USD). Trong khi quý I/2018 có tới 5 trường hợp có vốn đầu tư tăng thêm từ 100-500 triệu USD, chiếm 55% tổng vốn đầu tư tăng thêm của cả quý.

Cũng trong quý I/2019, cả nước có 1.653 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 5,68 tỷ USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 52,6% tổng vốn đăng ký.

"Không chỉ có vốn đăng ký đầu tư tăng mạnh và đạt kỷ lục, vốn giải ngân FDI cũng tăng so với cùng kỳ năm 2018, đạt 4,12 tỷ USD, tăng 6,2%.

Theo báo cáo, trong quý I, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 77,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 778,2 triệu USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đầu tư đăng ký 383,2 triệu USD, chiếm 3,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đã có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 4,4 tỷ USD, chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư.

Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,46 USD, chiếm 13,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,3 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc, Nhật Bản lần lượt xếp vị trí thứ 4 và thứ 5 với tổng vốn đăng ký 1 tỷ USD và 700 triệu USD.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...