Quý III/2021, thương mại 2 chiều Việt - Pháp giảm do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4

Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Pháp đạt 3,51 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp giảm, nhưng nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam tăng, dẫn đến xuất siêu của Việt Nam sang Pháp trong quý III/2021 giảm 39,6% so với quý II/2021 và giảm 58% so với quý III/2020, đạt 234,73 triệu USD. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, xuất siêu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp giảm 30,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 986,9 triệu USD.

Cụ thể, Quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 681,6 triệu USD, giảm 14,1% so với quý trước và giảm 26,3% so với quý III/2020.

Nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch xuất khẩu sang Pháp giảm là do ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, kéo dài từ cuối quý II và trong cả quý III/2021, đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, nhu cầu tiêu dùng, hoạt động sản xuất của người dân và doanh nghiệp.

Quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 681,6 triệu USD
Quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 681,6 triệu USD

Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp đạt 2,25 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 7,8% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang toàn khối EU. Với kết quả này, Pháp là thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại EU, đưa Pháp từ vị trí thứ 3 (tại thời điểm cuối năm 2020) xuống vị trí thứ 7 trong danh sách các thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại khối này.

Đóng góp nhiều nhất trong mức giảm kim ngạch xuất khẩu sang Pháp là các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện (giảm 31,6%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 28,4%) và hàng thủy sản (giảm 4,7%).

Ở chiều ngược lại, nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Pháp ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao, cho dù quy mô xuất khẩu còn khá hạn chế. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng trong số đó được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA khi thuế suất về 0% đối với hầu hết các dòng sản phẩm ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tiêu biểu như kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 33,5% so với 9 tháng đầu năm 2020; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 55,4%; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 46,8% hay cao su tăng 89,7%.

Dự báo, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp được nhận định sẽ thuận lợi trong những tháng cuối năm nay và các năm tiếp theo khi các doanh nghiệp ngày càng có kinh nghiệm hơn trong việc tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Bên cạnh đó, Việt Nam về cơ bản đã kiểm soát được dịch Covid-19, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các đơn hàng xuất khẩu tồn đọng trước đó do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 được bù đắp. Trong khi đó, các chỉ số kinh tế của Pháp mới được công bố trong tháng 10/2021 cho thấy kinh tế nước này có xu hướng phục hồi ngày càng rõ nét.

Về nhập khẩu Quý III/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Pháp đạt 446,9 triệu USD, tăng 10,5% so với quý II/2021 và tăng 22,1% so với quý III/2020. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Pháp đạt 1,26 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2020. Quý III/2021, kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng từ thị trường Pháp tăng so với quý II/2021 và so với quý III/2020.

Trong đó, nhập khẩu nhiều mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao, như: Sản phẩm hóa chất, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, phương tiện vận tải khác và phụ tùng. Ngược lại, nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm mạnh, như: Dược phẩm, chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, sữa và sản phẩm sữa, hóa chất, sắt thép các loại, cao su...

Xem thêm

Việt – Séc: Phấn đấu kim ngạch thương mại lên 1 tỷ USD

Việt – Séc: Phấn đấu kim ngạch thương mại lên 1 tỷ USD

Trao đổi thương mại Việt - Séc hiện đang rất rộng mở, nhất là khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực. Mục tiêu trao đổi thương mại Việt - Séc ở mức 1 tỷ USD trong thời gian tới sẽ sớm thực hiện được.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...