Quy mô GDP Việt Nam năm 2022 vượt 400 tỷ USD

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng 8,02% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 403,53 tỷ USD.

Năm 2022 là năm có mức tăng GDP cao nhất trong giai đoạn 2011-2022, tăng 8,02% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã giúp quy mô GDP Việt Nam tăng mạnh. Nguyên nhân là do các chính sách điều hành của Nhà nước và Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Nền kinh tế tăng trưởng trở lại sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng.

Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%. Khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65% vào tăng trưởng chung của cả nước.

Tính cả năm 2022, quy mô GDP Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 9.513 nghìn tỷ đồng (403,53 tỷ USD). Trong đó, ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP Việ Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.355 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.

Tiếp đó là ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, đạt khoảng 915,47 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.

quy mô GDP cả nước
5 ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP Việt Nam đã chiếm 57,72% quy mô GDP cả nước trong năm 2022

Đáng chú ý, nông nghiệp, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm và xây dựng nằm trong top 5 ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP Việt Nam năm 2022. Cụ thể, ngành nông nghiệp đạt 819,29 nghìn tỷ đồng; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 811,24 nghìn tỷ đồng và ngành xây dựng có giá trị đạt 589,71 nghìn tỷ đồng.

Những ngành còn lại nằm trong top 10 ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước gồm có: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; vận tải, kho bãi; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; thông tin và truyền thông; giáo dục và đào tạo.

Xét về tỷ trọng các ngành, trong quy mô GDP Việt Nam năm 2022 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 24,76% quy mô GDP chung của cả nước. Xếp thứ 2 là ngành ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 9,62%.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp đóng góp 8,61%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 8,53% và ngành xây dựng đạt 6,2% trong quy mô GDP Việt Nam năm 2022.

Đáng chú ý, 5 ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP Việt Nam đã chiếm 57,72% quy mô GDP cả nước trong năm 2022. Các ngành còn lại chiếm 42,28%.

Xem thêm

Thủ tướng tự tin GDP 2022 sẽ tăng đạt mức 8%

Thủ tướng tự tin GDP 2022 sẽ tăng đạt mức 8%

Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội năm 2022 và dự kiến kế hoạch năm 2023 với Quốc hội, Thủ tướng cho biết14/15 chỉ tiêu kinh tế xã hội năm nay đạt và vượt so với 2021, trong đó GDP dự kiến tăng khoảng 8%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao 2-2,5%.
Quốc hội "chốt" GDP 2023 tăng khoảng 6,5%

Quốc hội "chốt" GDP 2023 tăng khoảng 6,5%

Chiều 10/11, với 465/466 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 93,37% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023) trong đó có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế quan trọng đơn cử như GDP 2023.
GDP năm 2022 tăng 8,02%, cao nhất trong 11 năm qua

GDP năm 2022 tăng 8,02%, cao nhất trong 11 năm qua

GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02% và đây là mức tăng cao nhất trong 11 năm. Theo đó GDP bình quân theo giá hiện hành đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD và tăng 393 USD so với năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...