Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tăng trưởng GDP năm 2022 ước đạt 8%

Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá trước nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam năm 2022 vẫn phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GDP ước đạt 8%.

Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Hải nêu ra tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023", do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.

Ông Nguyễn Đức Hải cho biết, nhiều nước đạt kinh tế tăng trưởng âm, nhưng nền kinh tế Việt Nam năm 2022 vẫn phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GDP ước đạt 8%.

Hiện, thu ngân sách vượt dự toán, vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và các tổ chức quốc tế tiếp tục dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam.

Trước tình hình khó khăn, Quốc hội đã kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chủ động ban hành các chính sách, góp phần vào những thành tựu của năm 2022 và chuẩn bị nền tảng cho năm 2023.

Cụ thể, Quốc hội sẽ tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm phát triển đồng bộ các loại thị trường, khơi thông các nguồn lực. Trong đó có việc xem xét, thông qua một số luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng…

tăng trưởng GDP
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ước đạt 7,5%
và có thể lên 8% trong năm 2022

Đáng chú ý, Quốc hội cũng sẽ tổ chức kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1 năm 2023 với nhiều vấn đề quan trọng như: Quy hoạch tổng thể quốc gia, dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi, các cơ quan đang gấp rút chuẩn bị cho kỳ họp quan trọng này, đáp ứng mong mỏi của cử tri, người dân và doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm một số nội dung trong định hướng điều hành, các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2023 và thời gian tới. Trong đó tiếp tục nghiên cứu chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Còn ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam thì nhận định nền kinh tế của Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.

Xuất khẩu bùng nổ với mức tăng xuất khẩu 13% trong 11 tháng đầu năm; giải ngân FDI cao nhất trong 5 năm; tiêu dùng nội địa tăng 17,5% so với cùng kỳ; du lịch nội địa đạt gần 100 triệu lượt trong gần 11 tháng.

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng, do Việt Nam đã 2 lần tăng lãi suất kịp thời và dứt khoát trong cuối năm 2022 đã góp phần giúp hệ thống tài chính nói chung được cần bằng, ổn định, không còn nhiều lo ngại. Song trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tồn tại những rủi ro.

Với những kết quả đạt được đó, ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ước đạt 7,5% và có thể lên 8% trong năm 2022. Đồng thời lưu ý một số vấn đề từ tác động bên ngoài và nội tại nền kinh tế. 

Riêng với năm 2023, ông Andrew Jeffries cho rằng Việt Nam cần cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng. Cùng với đó, dòng vốn FDI là một lá phiếu tín nhiệm với Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...