Quy mô giao dịch chứng khoán Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN

Quy mô giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã vượt qua Singapore, đứng thứ 2 trong ASEAN sau Thái Lan. Giá trị giao dịch bình quân đạt 30.845 tỷ đồng/phiên, tăng 15,9% so với bình quân năm trước.
Quy mô giao dịch chứng khoán Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN

Theo Bộ Tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam những tháng đầu năm nay nhìn chung vẫn phát triển ổn định, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng cho Chính phủ và cho doanh nghiệp.

Về quy mô, giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã vượt qua Singapore, đứng thứ 2 trong ASEAN sau Thái Lan, giá trị giao dịch bình quân đạt 30.845 tỷ đồng/phiên, tăng 15,9% so với bình quân năm trước.

Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt 1.797 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 3/2022, tăng 3,37% so với cuối 2021, tương đương 21,4% GDP  với 768 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán và 883 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCOM.

Số lượng tài khoản giao dịch mở mới tiếp tục gia tăng. Tính chung quý I/2022, có 676.616 tài khoản nhà đầu tư mở mới, gần bằng số lượng tài khoản mở mới của năm 2021.

Tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã đạt hơn 4,98 triệu tài khoản, tăng 15,7% so với cuối năm 2021, xấp xỉ 5% dân số, vượt trước 3 năm so với mục tiêu được Chính phủ đưa ra trong Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Dù vậy, xu hướng chốt lời cùng với tác động của một số thông tin bất lợi trên thị trường bất động sản, chứng khoán và tình hình căng thẳng chính trị trên thế giới khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua những  phiên điều chỉnh. Chốt phiên 19/4, VN-Index dừng tại mốc 1.406,45 điểm, giảm hơn 6,1% so với cuối năm 2021.

Thực tế, không chỉ thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm trong những tháng đầu năm. Trên thị trường chứng khoán thế giới, những tín hiệu về khả năng ngân hàng trung ương các nước áp dụng chính sách siết chặt tiền tệ nhằm đối phó với lạm phát và tình hình căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine đã tác động đến giới đầu tư.

Tâm lý thận trọng hơn trước những bất ổn kinh tế có thể phát sinh khiến dòng tiền chuyển hướng sang các tài sản ít rủi ro như vàng. Theo đó, chứng khoán thế giới cũng trải qua những nhịp điều chỉnh giảm trong quý 1/2022.

Cụ thể so với cuối năm 2021, thị trường chứng khoán Mỹ giảm 4,95%, chứng khoán Đức giảm 9,25%, chứng khoán Hàn Quốc giảm 7,39%, chứng khoán Pháp giảm 6,89%, chứng khoán Nhật Bản giảm 3,37%.

Trong bối cảnh đó, nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển ổn định, minh bạch, trong năm 2022, Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán tích cực hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán, hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán về dài hạn.

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thị trường, rà soát, nhận diện các mã cổ phiếu có giao dịch bất thưởng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ rà soát, phân loại, kiểm tra tại chỗ, xây dựng phương án đối với từng công ty để có biện pháp xử lý; tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các loại hình quỹ đẩu tư nhằm cải thiện chất lượng cầu đầu tư, hướng tới cầu đầu tư bền vững.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số mới nhằm phục vụ triển khai sản phẩm mới cho thị trường phái sinh; thực hiện phân mảng thị trường theo nguyên tắc không làm xáo trộn, đảm bảo duy trì hoạt động liên tục và ổn định của thị trường.

Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường cung cấp thông tin chính thống giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư cá nhân. Qua đó, góp phần giúp các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán an toàn và hiệu quả.

Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo kế hoạch, thực hiện nghiêm các quy định về niêm yết, đăng ký giao dịch của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

Xem thêm

White Ant ra mắt BST Spring/Summer 2022 "Wistful"

White Ant ra mắt BST Spring/Summer 2022 "Wistful"

Tiếp tục theo đuổi xây dựng thương hiệu thời trang bền vững, White Ant – Local Brand thời trang thiết kế cao cấp với lịch sử 16 năm và chuỗi 20 cửa hàng trên toàn quốc tiếp tục cho ra mắt Bộ sưu tập Xuân hè đầy ấn tượng.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...