Ra mắt Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Sáng 26/4, tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ra mắt Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do VCCI thành lập...
Ra mắt Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Lễ ra mắt Hội đồng doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam

Hội đồng gồm 21 thành viên đầu tiên là đại diện các doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam với 3 đồng chủ tịch là Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Chủ tịch Tập đoàn THACO Trần Bá Dương và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình.

Hội đồng được thành lập trên cơ sở Nhóm công tác doanh nghiệp đầu ngành đã được Ban Chấp hành VCCI thành lập từ ngày 26.5.2022, do ông Trần Bá Dương làm trưởng nhóm.

Hội đồng có chức năng tập hợp, liên kết, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp lớn, đầu ngành Việt Nam, mở rộng mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế, phát huy vai trò của các doanh nghiệp đầu ngành trong phát triển các ngành, các địa phương. Đồng thời dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp trong ngành phát triển, qua đó tham gia phát triển cộng đồng doanh nghiệp và góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Đây là bước đi phù hợp với chủ trương của Đảng về khuyến khích hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực cạnh tranh được nêu trong văn kiện Đại hội XIII và Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của BCH Trung ương Đảng. 

VCCI và Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam sẽ thúc đẩy, hỗ trợ, liên kết phát triển các doanh nghiệp lớn, đầu ngành cả quốc doanh và tư nhân trở thành các trụ cột cho các ngành kinh tế, đảm bảo vai trò đứng đầu chuỗi giá trị ngành và dẫn dắt, hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi cung ứng ngành, góp phần gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam được Chủ tịch VCCI ký quyết định chính thức thành lập vào ngày 25/04/2023. Số thành viên sẽ tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.