Rà soát lại số lượng lao động tại các tập đoàn, tổng công ty

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cần rà soát lại số lượng lao động tại các tập đoàn, tổng công ty. Năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh thấp là do số lượng người quá mức cần thiết
Rà soát lại số lượng lao động tại các tập đoàn, tổng công ty

Ngày 17/1, làm việc với Kiểm toán Nhà nước về công tác tái cơ cấu và xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ, kiểm toán gắn với trách nhiệm báo cáo và giải trình của Chính phủ về sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước, vì vậy hoạt động của Chính phủ với Kiểm toán Nhà nước gắn bó mật thiết và chặt chẽ với nhau. 

Đánh giá cao kết quả kiểm toán công tác tái cơ cấu và xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước, Phó Thủ tướng Vướng Đình Huệ khẳng định qua kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị "bịt" nhiều "lỗ hổng" pháp luật, thu hồi vốn nhà nước và tăng hiệu lực, hiệu quả thực hiện các kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Nhấn mạnh trong giai đoạn 5 năm tới phải đẩy mạnh hơn công tác cán bộ trong doanh nghiệp, Phó Thủ tướng khẳng định cổ phần hóa chỉ là phương tiện, không phải là mục đích.

“Mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có vấn đề quản trị và nhân sự,” Phó Thủ tướng nói và đề nghị Kiểm toán Nhà nước quan tâm hơn đến vấn đề này.

Cần rà soát lại số lượng lao động tại các tập đoàn, tổng công ty. Năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh thấp là do số lượng người quá mức cần thiết,” Phó Thủ tướng nêu.

Theo Phó Thủ tướng, điều quan trọng là sắp xếp đất đai trước khi cổ phần hóa và cam kết của nhà đầu tư theo những quy hoạch về đất đai. Phó Thủ tướng đề nghị Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu sâu thêm về vấn đề sắp xếp tài sản trước cổ phần hóa và sau cổ phần hóa sử dụng đất đai như thế nào, từ cơ chế tài chính đến việc trả tiền thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

Phó Thủ tướng cho rằng, hiện mới cổ phần hóa được 8% vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng không phải chỗ nào cũng bán và bán bằng mọi cách, mọi giá. Có những phần vốn nhà nước cần phải nắm giữ và giữ cũng phải "ra tấm, ra món", xây dựng thành tập đoàn, thương hiệu mạnh, có tính cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Xu hướng là số lượng doanh nghiệp nhà nước, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước có thể giảm bớt nhưng hiệu quả phải tăng lên và doanh nghiệp nhà nước phải mạnh lên.

Phó Thủ tướng mong muốn Kiểm toán Nhà nước bám sát hơn nữa chức năng nhiệm vụ, thực hiện tốt chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, không chỉ là vấn đề hậu kiểm mà tập trung nhiều vào tiền kiểm, nhất là dự toán ngân sách nhà nước. 

Theo Phó Thủ tướng, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 07 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và đảm bảo an toàn bền vững nợ công, trong đó có nội dung quan trọng căn bản là đổi mới dần cách thức lập dự toán ngân sách nhà nước. Tránh tình trạng ngân sách Trung ương hụt thu mà ngân sách địa phương liên tục tăng thu.

Chỉ rõ “căn bệnh” lập dự toán đầu tư nghe rất thuyết phục, đầu ra cao, đầu vào thấp nhưng đến khi làm lại ngược lại, hay, làm dự án rất nhanh, nhưng thực hiện đầu tư thì rất chậm, yếu kém trong khâu lập dự án, tổ chức thực hiện đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu Kiểm toán Nhà nước mở rộng việc kiểm toán từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đầu tư, có cảnh báo sớm cho cơ quan quản lý nhà nước.

>> Hàng loạt tập đoàn, tổng công ty cố tình không công khai thông tin

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...