Ra tối hậu thư cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa trong buổi tiếp và làm việc mới đây với ông Mã Giang Kiềm – Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.
Ra tối hậu thư cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa trong buổi tiếp và làm việc mới đây với ông Mã Giang Kiềm – Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.

Tại buổi làm việc này, lãnh đạo Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc - Tổ thầu EPC đã báo cáo Bộ trưởng về tiến độ Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông và kiến nghị, đề xuất tháo gỡ một số vướng mắc liên quan đến công tác thẩm định giá, tiêu chuẩn kỹ thuật, xác định dự toán, thủ tục thanh toán… để đẩy nhanh tiến độ Dự án.Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đánh giá, thời gian gần đây, sau khi tháo gỡ vướng mắc liên quan đến giải ngân, tiến độ Dự án đã được cải thiện và khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc để đẩy nhanh tiến độ Dự án.Bộ trưởng yêu cầu Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc hoàn thành xây dựng hạ tầng chạy tàu trước ngày 31/12/2016, lắp đặt thiết bị và chạy thử trong 6 tháng đầu năm 2017, khai thác thử từ ngày 01/07/2017, cố gắng phấn đấu để ngày 02/09/2017, chậm nhất ngày 10/10/2017 khánh thành, đưa Dự án vào khai thác.Trước đó, để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về cơ chế đặc thù của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về dự toán: tổng thầu tự quyết định và chịu trách nhiệm việc áp dụng định mức, đơn giá; triển khai theo hình thức giá hợp đồng trọn gói bảo đảm không vượt giá hợp đồng trọn gói đã được ký kết và không vượt tổng mức đầu t điều chỉnh đã được phê duyệt.Về quản lý chất lượng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.Về lựa chọn nhà thầu nước ngoài thực hiện gói thầu tư vấn đánh giá an toàn hệ thống trước khi đưa Dự án vào khai thác, sử dụng, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu, bảo đảm lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.Về việc ký phụ lục hợp đồng EPC, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải tự chịu trách nhiệm đối với những nội dung đã thực hiện; đồng thời, tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo việc đàm phán và ký kết phụ lục hợp đồng EPC theo hình thức hợp đồng trọn gói, bảo đảm không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, phát sinh chi phí và không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh đã được phê duyệt.Đối với việc mua sắm thiết bị, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc giá trọn gói mua sắm thiết bị giảm tối thiểu 5% so với dự toán phần thiết bị. Giao Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát, đàm phán với tổng thầu và chịu trách nhiệm toàn diện về giá trọn gói mua sắm thiết bị, bảo đảm chặt chẽ, đạt hiệu quả tối ưu, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát.Về chi phí đào tạo và mua sắm đoàn tàu, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông - Vận tải quyết định và chịu trách nhiệm toàn diện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) khởi công tháng 10/2011, gồm 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu nhà ga với 12 ga trên cao, nhà điều hành (OCC) 6 tầng. Tuyến đường sắt này đi qua các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm. Dự án có tổng mức đầu tư 868 triệu USD, theo kế hoạch hạ tầng xây lắp phục vụ chạy tàu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2016.Ngày 25/8, những mét ray đầu tiên đã bắt đầu được lắp đặt tạikhu vực khu gian (giữa 2 nhà ga) Vành đai 3 và Thanh Xuân.

Có thể bạn quan tâm