Sabeco đang nắm giữ những khu "đất vàng" nào?

Gần đây, quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) luôn được giới đầu tư tài chính quan tâm, đặc biệt mới đây có thông tin Sabeco sắp lên sàn càng làm tăng th
Gần đây, quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) luôn được giới đầu tư tài chính quan tâm, đặc biệt mới đây có thông tin Sabeco sắp lên sàn càng làm tăng thêm độ "nóng" việc thoái vốn nhà nước tại Sabeco càng được giới đầu tư quan tâm.
Bởi ngoài việc được biết tới là một trong những hãng bia làm ăn hiệu quả nhất Việt Nam hiện nay, Sabeco còn đang nắm giữ trong tay nhiều quỹ "đất vàng" đắc địa khiến nhà đầu tư nào cũng phải thèm muốn.Tuy nhiên, mới đây Thủ tướng đã chỉ đạo khi bán cổ phần tại 12 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có Sabeco, đó là tính riêng giá trị quyền sử dụng đất. Theo ông Bùi Đức Thụ, Trưởng ban công tác đại biểu Quốc hội, việc này là để tránh trường hợp nhà đầu tư sở hữu đất vàng.Từ năm 2010, Sabeco đã nhăm nhe "nhảy vào" địa ốc nhờ quỹ đất đất đắc địa của mình. Theo đó, Sabeco đã thành lập công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, một số công ty BĐS để khai thác các mặt bằng "vàng" ngay tại trung tâm thành phố, một số địa điểm đang là nhà kho và nhà máy sau khi di dời.Có thể kể tới như Công CP KD hạ tầng khu công nghiệp Sabeco; Công ty CP Bất động sản Sabeco; Công ty CP Bất động sản Bến Vân Đồn; Công ty CP Đầu tư thương mại Tân Thành; Công ty CP Rồng Vàng Phương Đông; Công ty CP Đầu tư và Phát triển không gian ngầm...Sabeco còn hợp tác với Co.opMart và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn trong đầu tư các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng để phát triển hệ thống bán lẻ sản phẩm.Theo tìm hiểu, hiện Sabeco đang sở hữu những khu đất "vàng" tại kho 46 Vân Đồn quận 4; số 66 Tân Thành quận 5; số 4 Thi Sách quận 1; số 187 Nguyễn Chí Thanh quận 5; số 2-4-6 Hai Bà trưng quận 1; số 474 Nguyễn Chí Thanh quận 5; số 18/3B Phan Huy Ích quận Tân Bình...Trong đó, khu đất 187 Nguyễn Chí Thanh, quận 5 rộng 1,7ha đang được doanh nghiệp này tái đầu tư thành một trong những nhà máy bia xanh của khu vực.Theo kế hoạch, ngoài việc đặt trụ sở chính hoạt động, Sabeco còn sử dụng một diện tích đất khá lớn để xây dựng một khu truyền thống để thu hút khách tham quan, học hỏi lịch sử phát triển của ngành bia Việt Nam.Đối với khu đất tại số 66 Tân Thành đã được công ty đầu tư phát triển thành khu phức hợp cao ốc và trung tâm thương mại Tân Thành. Đặc biệt, khu đất "vàng" số 2-4-6 Hai Bà Trưng (trước đây là nhà kho của Sabeco) cũng đã được quy hoạch phát triển thành khu thương mại văn phòng cao cấp. Khu đất này tiếp giáp với 4 mặt tiền đường Đông Du, Thi Sách, Hai Bà Trưng và công trường Mê Linh.Được biết, đầu năm 2015, Công ty Sabeco Pearl được thành lập nhằm khai thác dự án trên khu đất này. Sabeco Pearl đang có 4 cổ đông sáng lập với tỷ lệ sở hữu gần bằng nhau, bao gồm: Sabeco (26%), Công ty CP Attland (23%), Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An (25,5%) và Công ty CP Đầu tư Mê Linh (25,5%).Tuy nhiên, ngay sau đó, vào giữa năm 2016 Sabeco đã phê duyệt phương án thoái toàn bộ 26% vốn chủ sở hữu của công ty này tại Sabeco Pearl, qua đó chính thức từ bỏ dự án “đất vàng” do vướng quy định không được đầu tư ngoài ngành.Trong một lần trả lời báo chí, một thành viên HĐQT của Sabeco cho rằng 9 khu đất của Sabeco là “tội đồ” khiến giá đợt IPO trong năm 2015 tăng cao. Tuy nhiên những khu đất đó không phải sở hữu của Sabeco mà chỉ là quyền ưu tiên số 1 về thuê”.Theo kế hoạch, Sabeco rất mong thực hiện tòa tháp bia Sài Gòn tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, nhưng vướng trả tiền đất giá cao hơn 1.000 tỷ đồng, mà nguồn vốn bỏ ra lại phải phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Thêm vào đó, diện tích Sabeco sử dụng chỉ chiếm chưa đến 3% diện tích xây dựng tòa tháp này, còn lại 97% phải cho thuê… nhưng theo Nghị định 97 lại không được kinh doanh ngoài ngành nên huỷ bỏ kế hoạch trên.Ngoài ra, công ty này còn có những bất động sản tại Hà Nội cũng được đánh giá có tiềm năng không hề kém cạnh.

Theo Đăng Khải/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm