Sacombank tiếp tục rao bán "đất vàng"

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã: STB) cho biết sẽ bán đấu giá hai tài sản toạ lạc tại mặt phố Tạ Quang Bửu (quận 8, TP.HCM).
Sacombank tiếp tục rao bán "đất vàng"

Cụ thể, tài sản cần bán gồm: Quyền tài sản phát sinh từ 27 hồ sơ đền bù tại diện tích 20.803,2 m2 thuộc Dự án Khu dân cư Bảo Hưng và Quyền sử dụng đất hai thửa đất có tổng diện tích 12.669 m2.

Hai tài sản trên có vị trí đối diện nhau trên đường Tạ Quang Bửu và cách nhau khoảng 300m. Sacombank dự kiến sẽ bán đấu giá hai tài sản với giá khởi điểm là 711 tỷ đồng. Mức giá dự kiến trước đó đã từng thông báo là hơn 742 tỷ đồng.

Tài sản đầu tiên có tổng diện tích 21.699,6 m2 trong đó diện tích đã đền bù 20.803,2 m2 (bao gồm 27 quyền sử dụng đất nằm rải rác trong dự án), diện tích chưa đền bù 896,4 m2, tương đương 4% diện tích toàn dự án.

Tài sản còn lại là hai thửa đất đang được sử dụng làm xưởng sản xuất bao bì giấy, sản xuất giấy ram giấy cuộn. Thời gian sử dụng đất: giao đất ổn định lâu dài.

Ngoài ra, tại Quận 8, Sacombank cũng đang rao bán một bất động sản tại số 23 xóm Củi, phường 11, Quận 8, TP HCM, bên cạnh cầu Chà Và, cách chân cầu khoảng 60m. Mảnh đất có diện tích 2.108,2 m2 (ngang:42m; dài: 41,3m - 51m) với diện tích sử dụng là 2.794,1 m2. Đây là đất sản xuất kinh doanh có thời hạn sử dụng lâu dài. Bất động sản được bán đấu giá với mức giá khởi điểm là hơn 141,4 tỷ đồngđồng.

Từ đầu năm đến nay, Sacombank công bố thanh lý nhiều tài sản là các bất động sản tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành với giá trị gần 10.000 tỷ đồng. Trong đó một số đã được bán qua nhiều vụ đấu giá hoặc bán trực tiếp có thương lượng. 

Dựa theo thông tin công bố của Sacombank, giá trị tài sản bán và thanh lý của ngân hàng tính riêng ở Hà Nội và TP HCM là hơn 9.032 tỷ đồng, chủ yếu tại TP HCM chiếm 99% với hơn 10 nhóm bất động sản.

Hiện nay, tài sản rao bán lớn nhất của Sacombank là dự án Nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao tiểu khu 3 - Khu dân cư Bình Trị Đông và một phần thửa đất số 122 thuộc khu B Bình Trị Đông có tổng giá bán đấu giá khởi điểm là 5.026 tỷ đồng.

Mức giá  này thấp hơn so với 2 đợt rao bán năm 2017 và 2018. Trong 2 lần này, giá khởi điểm cho tài sản lần lượt là 6.696 tỷ đồng và 6.029 tỷ đồng.  Dự án có tổng diện tích hơn 534.000 m2, trong đó riêng Tiểu Khu 3 - KDC Bình Trị Đông có diện tích 473.164 m2.

Bất động sản nói trên từng được Sacombank rao bán đấu giá cùng Khu công nghiệp (KCN) Phong Phú, 2 khoản nợ xấu thanh lý lớn nhất của ngân hàng. KCN Phong phú được rao bán với với giá khởi điểm 7.600 tỷ đồng vào tháng 9/2018 sau đó giảm còn 6.650 tỷ tại lần rao bán thứ hai vào cuối năm.

KCN Phong Phú có diện tích 134 ha nằm trên mặt đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh, TP HCM và cách Quốc lộ 1A chỉ 3,7 km, có thời hạn sử dụng 50 năm. Quyền tài sản của chủ đầu tư phát sinh từ việc đền bù 120 ha đất và còn 13,8 ha chưa thanh toán đền bù. Ban đầu, chủ đầu tư dự án là CTCP KCN Phong Phú. Đơn vị này do CTCP Xây dựng Bình Chánh (BCCI) sở hữu 70% vốn nhưng chuyển nhượng sang CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigonnic), liên quan tới ông "Trầm Bê". 

Cuối tháng 8, UBND TP HCM đã có văn bản đề cập Chánh thanh tra chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu tạm dừng việc bán đấu giá quyền tài sản phát sinh từ việc đền bù tại KCN Phong Phú. Bên cạnh đó, Sacombank cũng còn rất nhiều khu đất khác tại TP.HCM đang rao bán có giá trị hàng nghìn tỷ đồng.

Tại Hà Nội, Sacombank bán đấu giá 8 khu đất, quyền sử dụng đất với tổng giá trị khởi điểm gần 19 tỷ đồng và giá thương lượng với một số khác. Riêng tại khu vực huyện Thạch Thất, ngân hàng thanh lý 5 bất động sản với tổng giá trị gần 6 tỷ đồng. 2 bất động sản tại Hà Nội được đấu giá với mức khởi điểm cao nhất nằm tại quận Hoàng Mai có diện tích lần lượt 165,4m2 và 45m2 với giá khởi điểm là 9,8 tỷ đồng và 2,75 tỷ đồng.

Tại Hải Phòng, Sacombank thông báo bán đấu giá khu đất 9.165 m2, có thời gian sử dụng 50 năm nằm ở ngã tư bùng binh Lê Hồng Phong và Lê Bỉnh Khiêm với giá khởi điểm là 400 tỷ đồng, cũng là 2 bất động sản nằm ngoài Hà Nội và TP HCM có giá khởi điểm cao nhất trong số tài sản thanh lý của Sacombank.

Ngoài ra, ngân hàng còn vài chục  bất động sản khác cần thanh lý tại nhiều tỉnh thành như An Giang, Bình Định, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Thanh Hóa…

Tương tự, ngân hàng VietinBank cũng rao bán loạt tài sản trị giá hàng chục tỉ đồng để xử lí nợ. Hai tài sản được ngân hàng rao bán là quyền sử dụng diện tích đất 74.349,2 m2 tại huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc có hiệu lực đến năm 2045 thuộc sở hữu của hai cá nhân tại Hà Nội và Căn hộ chung cư số A1705, diện tích 155,6m2, Tòa A, chung cư 48 tầng Keangnam Vina thuộc sở hữu của CTCP phát triển Công nghệ nông thôn - RTD.

Giá bán dự kiến của hai tài sản trên lần lượt là 12 tỷ đồng và hơn 6,2 tỷ đồng. Tổng giá trị của hai tài sản có giá dự kiến là hơn 18,2 tỷ đồng.

BIDV cũng vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ số 7 đường số 1E KDC Trung Sơn, ấp 4B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM. Khu đất ở có diện tích 204 m2, nhà ở có tổng diện tích sử dụng 222 m2, diện tích xây dựng 108,8 m2. Giá khởi điểm của tài sản là 18,5 tỷ đồng.

Trước đó, ngân hàng này cũng thông báo lựa chọn tổ chức để đấu giá bán khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Sài Gòn Phố Đông với tổng giá trị 85 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 31 tỷ đồng, dư nợ lãi và phí phạt 54 tỷ đồng. Giá bán khởi điểm là hơn 85 tỷ đồng. 

>> Ngân hàng khó bán nợ xấu - Vì sao? 

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...