Sân bay Vân Đồn tiếp tục đón chuyến bay chở 298 người Việt về từ Nhật Bản

Khoảng 15h16 ngày 22/4/2020, chuyến bay mang số hiệu VN311 của hãng hàng không Vietnam Airlines xuất phát từ Narita (Nhật Bản) chở 298 hành khách là người Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh).
Sân bay Vân Đồn tiếp tục đón chuyến bay chở 298 người Việt về từ Nhật Bản

Được biết hành khách trên chuyến bay này bao gồm các du học sinh, khách du lịch, lao động Việt Nam bị mắc kẹt tại Nhật Bản do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hành khách lên chuyến bay phải đảm bảo sức khỏe tốt, được sàng lọc không dương tính với SARS-CoV-2, cũng như thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ đảm bảo an toàn trên suốt hành trình. Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, sân bay quốc tế Vân Đồn đã đón 6 chuyến bay chở tổng cộng hơn 900 hành khách về từ Nhật Bản.

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc xây dựng phương án đón người Việt bị mắc kẹt tại nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã lập danh sách thống kê số lượng những công dân Việt Nam bị kẹt lại ở Nhật Bản có nhu cầu về nước. Các hành khách xuống sân bay Vân Đồn đều được đón tiếp theo quy trình khép kín bên ngoài nhà ga, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm.

Cụ thể, tàu bay khi hạ cánh đậu ở bãi đỗ xa. Sau đó, xe bus chở hành khách lần lượt vào làm thủ tục tại khu vực phía ngoài nhà ga, đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt động chung của các chuyến bay thương mại, tránh lây nhiễm chéo cho nhân viên cũng như các hành khách khác. Hành khách khi xuống máy bay đã tiến hành khai báo y tế bắt buộc, làm thủ tục nhập cảnh, kiểm tra hải quan và di chuyển bằng xe chuyên dụng từ Sân bay Vân Đồn về khu vực cách ly, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định. Cũng trong ngày hôm nay, sân bay Vân Đồn còn đón thêm chuyến bay khác đưa đội ngũ chuyên gia từ Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc.

Các khu vực làm thủ tục, luồng di chuyển của hành khách đều được phun khử trùng
Các khu vực làm thủ tục, luồng di chuyển của hành khách đều được phun khử trùng

Theo ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Sân bay quốc tế Vân Đồn, quy trình đưa - đón hành khách tại sân bay hiện nay là hoàn toàn tối ưu, tuân thủ đúng theo các chỉ đạo của Cục Hàng không và Chính phủ áp dụng đối với hoạt động hàng không và các hoạt động tại nơi đông người trong mùa dịch. Điều này đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lây nhiễm dịch bệnh.

Cùng với việc đón người Việt từ các vùng dịch về nước an toàn, sân bay Vân Đồn đã và sẽ tiếp tục đón thêm đội ngũ chuyên gia, nhân sự chất lượng cao của các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam quay trở lại làm việc trong các nhà máy, công xưởng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.

Như vậy, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) đến nay, sân bay quốc tế Vân Đồn đã trở thành một trong số ít sân bay tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ đón các chuyến bay về từ vùng dịch, đảm bảo cho 35 chuyến bay với hơn 5.300 hành khách về nước an toàn.

Hành khách xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh
Hành khách xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh

“Dù luôn phải cập nhật quy trình đón khách vùng dịch theo các chỉ đạo mới của Chính phủ, nhưng 35 chuyến bay hạ cánh an toàn, suôn sẻ đã chứng minh rằng sân bay Vân Đồn của Tập đoàn Sun Group hoàn toàn đủ năng lực tiếp đón những chuyến bay theo một quy trình đặc biệt, trong một bối cảnh và tình huống rất đặc thù”, ông Phạm Ngọc Sáu nhận định.

Đại diện sân bay Vân Đồn cho biết, trong thời gian qua, nhiều chuyến bay thương mại phải tạm hoãn, nhiều kế hoạch phát triển thị trường mới đã phải hủy bỏ. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian quý báu giúp sân bay chuẩn hoá hoạt động, điều chỉnh những quy trình cũ và xây dựng các quy trình mới có tính linh hoạt, ứng biến theo tình hình thực tế; đồng thời tập trung tăng cường đào tạo nội bộ để phục vụ hành khách với chất lượng ưu việt hơn nữa.

Dự kiến, các chuyến bay thương mại tại sân bay Vân Đồn sẽ được nối lại từ đầu tháng 5 tới. Nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách, tùy theo tình hình thực tế của dịch bệnh cũng như các yêu cầu của Chính phủ về công tác phòng dịch, sân bay Vân Đồn sẽ tiếp tục yêu cầu bắt buộc hoặc khuyến khích hành khách đeo khẩu trang tại sân bay cũng như trên chuyến bay, đảm bảo khoảng cách an toàn tại các vị trí làm thủ tục… 100% đội ngũ nhân viên sẽ vẫn đeo khẩu trang khi làm nhiệm vụ. Dung dịch sát khuẩn được đặt tại các quầy dịch vụ, nhà vệ sinh; công tác khử trùng, khử khuẩn phòng chống dịch sẽ được thực hiện liên tục tại các vị trí đón khách.  

Dự kiến, đường bay Vân Đồn – Sài Gòn do Vietjet khai thác hàng ngày sẽ bắt đầu đón khách từ 1/5, Vietnam Airlines khai thác 4 chuyến/tuần từ 16/5, Bamboo khai thác hàng ngày từ 1/6; đường bay Vân Đồn – Đà Nẵng do Vietnam Airlines khai thác 3 chuyến/tuần từ 16/5.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay tư nhân đầu tiên tại Việt Nam do Tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng. Sân bay có thể đón tất cả các loại máy bay hiện đại bậc nhất trên thế giới như Boeing 787, với 7 vị trí đỗ, trong đó 3 bãi đỗ xa và 4 bãi đỗ gần. Năm 2019, sân bay Vân Đồn đã vinh dự nhận danh hiệu: Sân bay mới hàng đầu châu Á và Sân bay mới hàng đầu thế giới do Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…