Sản xuất, buôn bán hàng giả, Giám đốc cùng 2 nhân viên Công ty Sông Mã bị bắt

Giám giám đốc và 2 nhân viên của Công ty cổ phần phân bón sông Mã vừa bị bắt tạm giam vì có hành vi sản xuất phân bón giả, phân bón không đảm bảo chất lượng.

Theo đó, ngày 21/6 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Thanh Hóa ra quyết định và thực hiện quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Giám đốc và 2 nhân viên của Công ty CP phân bón Sông Mã địa chỉ tại Khu công nghiệp Lê Môn, TP. Thanh Hóa, để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Các bị can bị khởi tố, bắt giam, gồm Nguyễn Xuân Quy - Giám đốc Công ty CP phân bón Sông Mã; Lê Thế Hùng và Lê Hưng Long đều là nhân viên công ty.

Kết quả điều tra ban đầu của Công an TP. Thanh Hóa cho thấy, các bị can trên đã chỉ đạo và thực hiện sản xuất sản phẩm phân bón có tên Hoa Nông (chuyên bón thúc), nhưng thành phần thiếu hàm lượng silic khoảng 40%. Sản phẩm bán ra thị trường đã gây thiệt hại cho người dân. Quá trình thực hiện khám xét, lực lượng công an thu giữ hơn 11 tấn phân bón mang nhãn hiệu Hoa Nông không đảm bảo chất lượng như thành phần công bố sản phẩm.

Lực lượng chức năng kiểm tra phân bón tại Công ty Sông Mã
Lực lượng chức năng kiểm tra phân bón tại Công ty Sông Mã

Trong một diễn biến liên quan, ngày 30/5 Công an TP. Thanh Hóa đã bắt giữ bị can Hoàng Văn Cường (40 tuổi), Giám đốc Công ty CP Sản xuất - Thương mại tổng hợp Cường Phát để điều tra về hành vi sản xuất phân bón giả và phân bón không đủ tiêu chuẩn.

Công an TP. Thanh Hóa kiểm tra và phát hiện tại Công ty CP Sản xuất - Thương mại tổng hợp Cường Phát có hơn 100 tấn phân bón hỗn hợp NK (do công ty sản xuất) nghi làm giả và không đủ tiêu chuẩn. Cả 2 vụ việc trên đang được Công an TP. Thanh Hóa điều tra, làm rõ theo đúng quy định của luật pháp.

Xem thêm

Vừa hết "án phạt" Công ty Trang Điền lại vi phạm về sản xuất phân bón

Vừa hết "án phạt" Công ty Trang Điền lại vi phạm về sản xuất phân bón

Vừa kết thúc quá trình đình chỉ hoạt động sản xuất phân bón, Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền lại "dính" ngay phải 2 lỗi là kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó và sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...