Sắp ban hành nghị định về lắp ráp, kinh doanh ô tô

Bộ Công Thương đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô... đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, người tiêu dùng.
Sắp ban hành nghị định về lắp ráp, kinh doanh ô tô

Trả lời về Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi nào mới được ban hành trong phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tối 30/8, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Thủ tướng giao Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải phối hợp đưa ra dự thảo.

Nghị định này điều chỉnh các quy định sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lắp ráp; các doanh nghiệp nhập khẩu; các trung tâm bảo hành bảo dưỡng ô tô.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã thành lập các tổ công tác đến từng DN sản xuất, lắp ráp ô tô lớn trên cả nước, các DN FDI, các nhà nhập khẩu ô tô, các DN kinh doanh… Bộ cũng đã có báo cáo tổng hợp kiến nghị của tất cả các DN này trình Chính phủ đúng thời hạn.

Tuy nhiên, Nghị định này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của rất nhiều đối tượng DN như DN sản xuất trong nước, DN nhập khẩu (gồm các DN chính hãng, các DN nhập nhỏ lẻ), các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Do vậy, nghị định đã làm theo hướng trước hết là bảo đảm bình đẳng giữa các DN, kể cả sản xuất lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu, kinh doanh ô tô; bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Cùng đó, vẫn phải bảo vệ, tạo điều kiện cho các DN sản xuất, lắp ráp trong nước. Đây có thể là DN của Việt Nam, hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo quy định pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.

Đến nay Nghị định đã qua nhiều bước giải trình, sửa đổi, hoàn thiện bảo đảm văn bản đạt chất lượng cao nhất, sớm đi vào cuộc sống sau khi được ban hành. Dự thảo Nghị định đã được trình Chính phủ, xin ý kiến các thành viên Chính phủ và hi vọng Thủ tướng Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định trong thời gian tới.

Theo Kinh tế đô thị

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.