Satra bán vốn tại Công ty Cầu Tre: Tập đoàn CJ quyết nắm quyền chi phối?

Ngày 28/4 tới đây, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) sẽ bán đấu giá 2,34 triệu cổ phiếu (tương đương 20% vốn điều lệ) của Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre với mức khởi điểm
Satra bán vốn tại Công ty Cầu Tre: Tập đoàn CJ quyết nắm quyền chi phối?
CJ đang là cổ đông lớn nhất tại Công ty Cầu Tre với việc sở hữu 47,33% vốn điều lệ. Ảnh: Nhơn Hòa

Động thái này diễn ra ngay sau khi Cầu Tre có quyết định nới room ngoại lên tối đa 100%. Nhiều khả năng Tập đoàn CJ của Hàn Quốc sẽ thâu tóm nốt số lượng cổ phần này.

Chi phí hoạt động bào mòn lợi nhuận

Tiền thân là Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, được thành lập năm 1982 và đến năm 2006 được chuyển đổi thành Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là chế biến các sản phẩm thực phẩm đông lạnh (từ thủy sản, thịt) và trà.

Với hơn 30 năm hoạt động và khá năng động trong kinh doanh, thế nhưng kết quả kinh doanh của Cầu Tre từ năm 2012 đến nay sụt giảm trầm trọng. Mặc dù doanh thu thuần bình quân giai đoạn 2012 - 2016 tăng trên 17% (gần 700 tỷ đồng/năm) so với giai đoạn 2007 - 2011, nhưng sự gia tăng đột biến của chi phí hoạt động (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) đã khiến cho biên lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh sụt giảm.

Theo báo cáo tài chính các năm, giai đoạn 2008 - 2011 tỷ trọng của chi phí hoạt động trên doanh thu thuần chỉ dao động từ 15% - 19%. Tuy nhiên, giai đoạn 2012 - 2016, tỷ trọng của chi phí hoạt động trên doanh thu thuần đã tăng gấp 2 lần. Điển hình là năm 2012, Cầu Tre đã ghi nhận mức lỗ sau thuế là 79 tỷ đồng.

Từ đó đến nay, hiệu quả kinh doanh của Công ty luôn duy trì ở mức thấp. Kết thúc năm 2016, doanh thu của Công ty đạt 793 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chỉ vẻn vẹn hơn 2 tỷ đồng (tăng gần 4 lần so với 2015). Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2016 khoảng 422,2 tỷ đồng (tăng 11,3%), lỗ lũy kế 14,63 tỷ đồng và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu xoay quanh 11.600 đồng. 

65.000 đồng/CP có thực sự đắt?

Trước đó, CJ đã sở hữu 47,33% vốn của Cầu Tre sau khi mua lại cổ phần từ 3 cổ đông là Quỹ đầu tư Traswell Enterprises Limited (một quỹ thành viên của Tập đoàn VinaCapital), Quỹ Đầu tư Việt Nam (quỹ liên doanh của BIDV) và Tổng công ty Sông Đà (mặc dù không công bố giá trị song mức giá giao dịch được dự đoán dao động quanh 65.000 đồng/CP); cũng như đã cử nhân sự tham gia vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Cầu Tre. Nếu như đấu giá thành công, Tập đoàn CJ sẽ nâng mức sở hữu lên 67,33%, nắm toàn bộ quyền chi phối doanh nghiệp này.

Vậy vì lý do gì mà Tập đoàn CJ lại chấp nhận bỏ ra khoản tiền lớn chỉ để chi phối một doanh nghiệp đang kinh doanh sa sút với mức giá gấp gần 6 lần giá trị sổ sách?

Nguyên nhân sâu xa có lẽ đến từ việc Cầu Tre đang quản lý, sử dụng tới 80.000 m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh có trụ sở tại số 125/208 Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM. Qua tham khảo ý kiến của một số chuyên gia định giá bất động sản, giả sử Cầu Tre thuê đất trả tiền hàng năm và nếu định giá theo phương pháp so sánh có điều chỉnh thì giá trị lợi thế quyền sử dụng đất ước tính trên 600 tỷ đồng. Như vậy, giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp tài sản ròng là 736,26 tỷ đồng (tương đương với mức giá 62.929 đồng/CP).

Bên cạnh đó, phải tính đến lợi thế thương mại từ chuỗi cửa hàng, thương hiệu doanh nghiệp cũng như thị trường xuất khẩu sẵn có của Cầu Tre. Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân khiến CJ quyết tâm nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp này. Động thái này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu hình thành hệ thống khép kín từ xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến, xây dựng thương hiệu, sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu ra thị trường thế giới của CJ.

Việc di dời nhà máy, chuyển đổi mục đích sử dụng của lô đất số 125/08 Lương Thế Vinh đã được ban lãnh đạo Công ty lên kế hoạch triển khai từ năm 2012. Và cách đây không lâu, Công ty Cầu Tre đã cùng Công ty CP Khu công nghiệp Hiệp Phước ký kết hợp đồng đầu tư dự án tại tổ hợp chế biến thực phẩm với tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng trên diện tích 7 ha, bao gồm các hạng mục chính như: nhà máy chế biến thực phẩm có nhiều xưởng sản xuất với các dây chuyền hiện đại cho nhiều nhóm sản phẩm khác nhau; trung tâm R&D và trung tâm an toàn thực phẩm hiện đại…

Đương nhiên, lô đất 8 ha tại phường Tân Phú sẽ sớm được chuyển đổi công năng cho phù hợp quy hoạch khu dân cư khi nhà máy mới bắt đầu hoạt động.

Theo Anh Ngọc/Đấu thầu

>> TISCO xin “khất nợ” vì dự án giai đoạn 2 chưa có nguồn thu

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...