Sau 22 năm phát triển, quy mô vốn hoá TTCK Việt Nam tăng gấp 7.840 lần

Ngày 20/07/2000, Trung tâm Chứng khoán Tp.HCM (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM – HOSE) chính thức khai trương hoạt động, trở thành đơn vị tổ chức giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam.

Tổng cộng, tính đến cuối tháng 6, tổng số lượng tài khoản giao dịch trong nước đạt 6.119.911 tài khoản, trong đó 6.105.973 tài khoản là của nhà đầu tư cá nhân. Con số này vào thời điểm cuối năm 2000 chỉ 2.997 tài khoản, chưa tới 0,05% số lượng hiện tại.

Phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/7/2000 với 2 cổ phiếu niêm yết, đó là REE (CTCP Cơ điện lạnh) và SAM (CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông). Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết 270 tỷ đồng, với sự tham gia của 6 CTCK thành viên (SSI, FSC, BVSC, ACBS, TLS, BSC).

Biên độ dao động giá được áp dụng là ± 2% đối với cổ phiếu, ±1,5% đối với trái phiếu. Khớp lệnh 1 lần/1 ngày, 3 ngày 1 tuần, thời gian giao dịch từ 9 giờ đến 11 giờ, nhưng chưa thực hiện giao dịch thỏa thuận, chu kỳ thanh toán T+4.

Tổng cộng, tính đến cuối tháng 6, tổng số lượng tài khoản giao dịch trong nước đạt 6.119.911 tài khoản.

Tổng cộng, tính đến cuối tháng 6, tổng số lượng tài khoản giao dịch trong nước đạt 6.119.911 tài khoản.

Nhưng đến nay, sau hơn 2 thập niên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển chóng mặt. Từ 2 doanh nghiệp niêm yết số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM tới cuối tháng 6/2022 đạt con số là 2.186. Hiện, tổng khối lượng chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch trên cả ba sàn đạt gần 187.000 tỷ chứng khoán.

Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam cũng tăng mạnh khi có tới 434 mã trái phiếu niêm yết với giá trị đạt hơn 1.592 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2021. Sàn phái sinh mở cửa năm 2017 và hiện có 2 sản phẩm giao dịch. Sàn chứng quyền tăng mạnh về loại sản phẩm và giá trị giao dịch kể từ khi mở cửa hoạt động, với 128 sản phẩm, tăng 25% so với năm trước.

Không chỉ tăng số lượng hàng hóa, vốn hoá thị trường cả ba sàn tại thời điểm 30/6/2022 đạt khoảng 7.842.166 tỷ đồng, gấp hàng nghìn lần so với con số khiêm tốn gần 1.000 tỷ đồng của năm 2000. Trong đó, vốn hoá HoSE hiện đạt 4.758.219 tỷ đồng, vốn hoá sàn HNX đạt 320.061 tỷ đồng và sàn UPCoM đạt 1.171.589 tỷ đồng. 

Điều đáng nói, thị trường có tới 42 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD (trên 23.000 tỷ đồng). Trong đó, có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD gồm Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (mã chứng khoán: VCB), CTCP Vinhomes và Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC).

Ngoài ra, theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 1,8 triệu tài khoản trong nửa đầu năm 2022, vượt qua con số kỷ lục 1,5 triệu tài khoản trong cả năm ngoái. Riêng lượng tài khoản mở mới trong 6 tháng đầu năm nay chiếm đến 1/3 tổng số tài khoản chứng khoán trong hơn 22 năm hoạt động.

Ngày 20/07/2000, Trung tâm Chứng khoán Tp.HCM (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM – HOSE) chính thức khai trương hoạt động. Nó chính thức trở thành đơn vị tổ chức giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam., trong đó 6.105.973 tài khoản là của nhà đầu tư cá nhân. Con số này vào thời điểm cuối năm 2000 chỉ 2.997 tài khoản, chưa tới 0,05% số lượng hiện tại.

Tổng cộng, tính đến cuối tháng 6, tổng số lượng tài khoản giao dịch trong nước đạt 6.119.911 tài khoản, trong đó 6.105.973 tài khoản là của nhà đầu tư cá nhân. Con số này vào thời điểm cuối năm 2000 chỉ 2.997 tài khoản, chưa tới 0,05% số lượng hiện tại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...