Sau đợt nắng nóng, miền Bắc sẽ đón gió mùa gây mưa dông diện rộng

Sau đợt nắng nóng gay gắt được dự báo diễn ra từ 16 –19/5, thời tiết các tỉnh miền Bắc trong những ngày tới sẽ đón một đợt gió mùa ập về gây mưa dông mạnh.
Sau đợt nắng nóng, miền Bắc sẽ đón gió mùa gây mưa dông diện rộng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng từ ngày 19–20/5, Bắc Bộ có khả năng chịu tác động của một đợt gió mùa Đông Bắc gây mưa dông trên diện rộng.

Cụ thể, vào khoảng từ ngày 19-20/5 Bắc Bộ có khả năng chịu tác động của một đợt gió mùa Đông Bắc, do đó từ chiều và tối ngày 19–20/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông mạnh, trong cơn dông có khả năng cao xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc xoáy, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiều khả năng từ ngày 20/5 trở đi, nắng nóng ở Bắc Bộ cũng như các tỉnh Bắc miền Trung (khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh) sẽ chấm dứt. Các tỉnh Trung Trung Bộ nắng nóng sẽ chấm dứt từ ngày 21/5 trở đi.

Dự báo, khoảng cuối tháng 5 ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Tây Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt nắng nóng nữa, nhưng cường độ không mạnh và gay gắt như đợt này.

Sau ngày 23/5, gió mùa Tây Nam được dự báo có xu hướng hoạt động mạnh hơn, mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên sẽ gia tăng trong giai đoạn những ngày cuối của tháng 5.

Hiện tại, từ ngày 16 –19/5, vùng thấp nóng phía Tây hoạt động với cường độ mạnh, gây ra hiệu ứng gió phơn mạnh, ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ xuất hiện nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 – 39 độ C, riêng khu vực vùng núi các tỉnh Trung Bộ có nơi 39 – 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 12 – 16 giờ.

Khu vực Hà Nội: Từ ngày 16 – 19/5 xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 36 – 38 độ, có nơi trên 38 độ.

Ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ giai đoạn từ 14 – 22/5 có mưa rào và dông về chiều và tối ở mức rải rác.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.