Sau hơn 1 tháng chống dịch Covid-19, nhiều địa phương mở cửa đón khách du lịch

Một số tỉnh, thành phố là các trung tâm du lịch đã mở cửa trở lại các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn.
Sau hơn 1 tháng chống dịch Covid-19, nhiều địa phương mở cửa đón khách du lịch

Từ 0h ngày 8/9, tỉnh Bình Định và Phú Yên đã mở cửa trở lại các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn tỉnh.

Tại Bình Định, Chủ tịch UBND tỉnh  cho phép mở cửa hoạt động trở lại đối với các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu trên địa bàn tỉnh như: Các khu/điểm du lịch; địa điểm tham quan, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử bắt đầu từ 0h ngày 8/9. Tiếp tục tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở kinh doanh: quán bar, vũ trường, karaoke, rạp chiếu phim, cơ sở massage, nhà hàng tiệc cưới.

Dừng hoạt động các chốt kiểm tra y tế tại: Đèo Cù Mông, Quốc lộ 1D Quy Nhơn sông Cầu, cảng cá Quy Nhơn, Quốc lộ 19C (huyện Vân Canh), Quốc lộ 19 (huyện Tây Sơn), đèo Vĩnh Tuy, cảng cá Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn), cảng cá Đề Gi (huyện Phù Cát). Tiếp tục duy trì các chốt kiểm tra y tế tại đèo Bình Đê, Ga Bồng Sơn (thị xã Hoài Nhơn), bến xe Quy Nhớn, cảng Quy Nhơn (thành phố Quy Nhơn), sân bay Phù Cát (huyện Phù Cát), ga Diêu Trì (huyện Tuy Phước).

Tại tỉnh Phú Yên, bắt đầu từ 0h ngày 8/9, những cơ sở kinh doanh gồm: Cơ sở massage, karaoke, vũ trường, quán bar, các điểm truy cập internet, rạp chiếu phim, các khu điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử-văn hoá, các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí… được phép hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế như: Đeo khẩu trang bắt buộc, phải có nơi rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, thường xuyên vệ sinh, lau dọn đồ dùng, phương tiện bán hàng, để thông thoáng nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh và thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế về phòng, chống dịch COVID-19. Việc tổ chức các sự kiện có tập trung đông người phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. 

Từ ngày 7/9, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã cho phép các cơ sở kinh doanh: Vũ trường, quán bar, karaoke, rạp chiếu phim, massage, trò chơi điện tử, ca nhạc phòng trà, cơ sở làm đẹp được hoạt động trở lại, theo đề xuất của Sở VHTT&DL và Sở Y tế. Sở Y tế được giao chủ trì phối hợp với Sở VHTT&DL, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn các cơ sở kinh doanh nêu trên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định.

Từ 15h ngày 8/9, tỉnh Quảng Ninh đã dừng hoạt động của các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Các chốt kiểm soát khu vực biên giới để ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép vẫn duy trì bình thường.

Cùng với đó, các phương tiện vận tải hành khách công cộng, cá nhân, xe chở hàng từ Quảng Ninh đến thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) và ngược lại; phương tiện đến/đi từ các địa phương không có dịch của tỉnh Hải Dương và các địa phương khác hoạt động bình thường nhưng phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Những người đến từ/đi qua tỉnh Hải Dương phải thực hiện khai báo y tế theo quy định. Cán bộ, công nhân, người lao động cư trú trên địa bàn tỉnh Hải Dương làm việc tại Quảng Ninh đi lại, làm việc bình thường nhưng phải thường xuyên theo dõi sức khỏe, kiểm soát lịch sử đi lại; kịp thời thông báo cho cơ quan và cơ sở y tế nếu có các biểu hiện dịch tễ liên quan đến Covid-19.

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch nhiều tỉnh, thành phố trong những tháng cuối năm 2020 là tập trung phục hồi ngành du lịch khi dịch COVID-19 được kiểm soát. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...