Sau kiểm toán, nợ xấu nội bảng của BIDV tăng đột biến

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán của BIDV, tính tới cuối năm 2018 tổng số nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng hơn 2.100 tỷ đồng lên 18.802 tỷ đồng, trích lập 18.900 tỷ đồng dự phòng rủi ro.
Sau kiểm toán, nợ xấu nội bảng của BIDV tăng đột biến

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã: BID) vừa công bố BCTC hợp nhất năm 2018 sau kiểm toán.

Cụ thể, tổng nợ xấu của BIDV sau kiểm toán là trên 18.802 tỷ đồng (chiếm 1,9%), chênh lệch hơn 2.100 tỷ đồng so với con số gần 16.700 tỷ đồng (chiếm 1,69%) ghi trên báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán.

Kiểm toán xác định, BIDV có 5.450 tỷ đồng nợ dưới tiêu chuẩn, 6.182 tỷ đồng nợ nghi ngờ, 7.170 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn. Theo đó, nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn đang chiếm tới phần lớn (38%) trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng.

Ngoài ra, tại thời điểm ngày 31/12/2018, BIDV còn nắm giữ hơn 14.138 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, giảm 27% so với hồi đầu năm; trong đó đã trích lập dự phòng 7.676 tỷ đồng.

Kiểm toán cũng cho thấy BIDV giảm một nửa giá trị phát hành giấy tờ có giá bao gồm chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu trong năm 2018, chỉ còn gần 40.000 tỷ đồng.

Năm 2018, tổng thu nhập hoạt động của BIDV đạt 44.483 tỷ, tăng 14% so với năm trước. Trong đó, thu nhập lãi thuần ở mức 34.955 tỷ đồng, cao hơn 13%. Chi phí hoạt động 16.117 tỷ và trích lập dự phòng 18.893 tỷ đồng lần lượt tăng 4% và 27%. BIDV kết thúc năm với khoản lãi trước thuế 7.542 tỷ đồng, cao hơn 9% so với 2018. Lãi ròng đạt 7.357 tỷ đồng, tăng 8%.

Tổng tài sản cuối 2018 ở mức 1,31 triệu tỷ đồng, tăng 9,2% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 988.739 tỷ đồng, tăng 14%. Huy động tiền gửi của khách hàng đạt 989.671 tỷ đồng, tăng 15%.

Báo cáo cũng cho biết, trong năm 2018, ngân hàng đã chi 7.620 tỷ đồng để trả thu nhập cho cán bộ nhân viên. Với 25.237 nhân viên trong năm, thu nhập bình quân tháng của nhân viên BIDV là 25,16 triệu đồng, tăng nhẹ so với mức 24,08 triệu đồng năm 2017.

Trong một diễn biến khác, thương vụ bán vốn của BIDV cho đối tác KEB Hana (Hàn Quốc) đang rất được thị trường chờ đợi. Năm 2018, ngân hàng này đã xin ý kiến cổ đông về việc chào bán và tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là KEB Hana với 17,65% vốn điều lệ hiện tại, tương đương 15% vốn sau phát hành.

Sở dĩ thương vụ này rất được chờ đợi, bởi không chỉ giải quyết vấn đề tăng vốn cấp bách hiện nay, thương vụ này được cho rằng sẽ mang lại cho BIDV nhiều hơn thế. 

Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), với sự tham gia của cổ đông chiến lược này BIDV có thể có thêm lợi thế trong việc khai thác phân khúc bán lẻ, nhất là thông qua lĩnh vực fintech và digital banking. Thêm vào đó, xu hướng nguồn vốn FDI từ Hàn Quốc chảy vào Việt Nam đang dồi dào cũng như số lượng doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam tăng lên sẽ là tiềm năng mở rộng thu nhập của BIDV. 

 >> Cơn khát vốn có thể thu hẹp cửa tăng trưởng của BIDV

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...