Sau TP. HCM, Hà Nội cũng đưa ra chế tài xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng

Hà Nội đã đưa ra chế tài xử phạt 13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch, trong đó có việc không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Sau TP. HCM, Hà Nội cũng đưa ra chế tài xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng

Sau khi xuất hiện 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng, Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền và đưa ra chế tài xử phạt đối với 13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hà Nội hiện là địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao do số lượng người đi du lịch, công tác ở Đà Nẵng tương đối nhiều. Do đó, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Cụ thể, các địa phương tập trung tuyên truyền kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19; đặc biệt chú trọng tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân thông tin chính xác, kịp thời diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như: rửa tay sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, khi tham gia giao thông... Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội phải triển khai bằng các hình thức phù hợp đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch.

Đáng chú ý, để hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh, thành phố Hà Nội đã đưa ra chế tài xử phạt 13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó nêu rõ: Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300.000 đồng

Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 7.000.000 đồng.

Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc COVID-19 bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng.

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19 bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đối với người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng. Người nào trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly, từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 15.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự.

Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn cản trở người thi hành công vụ trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự.

Xem thêm

Sáng 4/8, thêm 10 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 652 ca

Sáng 4/8, thêm 10 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 652 ca

Bản tin 6h sáng ngày 4/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã có thêm 10 ca mắc mới COVID-19, trong số này có 7 ca tại Đà Nẵng, 3 ca tại Quảng Nam, có liên quan đến BV Đà Nẵng. Việt Nam hiện có 652 ca bệnh.
Thêm 41 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 713 bệnh nhân

Thêm 41 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 713 bệnh nhân

Bản tin 18h ngày 5/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết đã ghi nhận thêm 41 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 34 ca tại Đà Nẵng, 04 ca tại Lạng Sơn, 02 ca tại Bắc Giang, 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 713 bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…