Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SCG cho biết: “Với tốc độ gia tăng chưa từng thấy, dân số thế giới dự kiến sẽ chạm mốc 9,7 tỷ người vào năm 2050, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng vọt bất kể nguồn lực hữu hạn. Thống kê cho thấy một người dân Thái Lan thải ra trung bình 1,15 kg rác và tỷ lệ phát sinh chất thải đang có chiều hướng gia tăng. Chỉ riêng năm 2018, Thái Lan đã tạo ra 28 triệu tấn chất thải. Nếu thiếu các biện pháp quản lý và xử lý chất thải thích hợp, chất thải sẽ rò rỉ ra các đại dương, gây suy giảm đa dạng sinh học môi trường biển, điều gần đây đã được báo động bằng cái chết của bò biển con Mariam. Định hướng Kinh tế tuần hoàn chính là giải pháp giúp giảm nhẹ những vấn đề này với mô hình “sản xuất - sử dụng - quay vòng”. Định hướng này cũng bao gồm các phương pháp tối ưu hóa tài nguyên, phân loại chất thải và xử lý thích hợp để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.
Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SCG
Trong những năm qua, SCG đã kết hợp các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào các hoạt động kinh doanh với 3 chiến lược: 1) Giảm Sử dụng vật liệu và tăng Độ bền vật liệu; 2) Nâng cấp và Thay thế; 3) Tái sử dụng và Tái chế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kinh tế tuần hoàn, các biện pháp như dự án phát triển cơ sở hạ tầng của chính phủ, các quy định cứng rắn cũng như quản lý chất thải nghiêm ngặt là chưa đủ. Sự hợp tác của tất cả các bên liên quan là yếu tố quan trọng để nền kinh tế tuần được thực thi. Đây là một tín hiệu khả quan khi 44 đối tác - bao gồm 5 tổ chức toàn cầu, 3 cơ quan chính phủ, 28 doanh nghiệp, 8 trường học và cộng đồng - cùng chung tay tạo nên các mô hình tuân thủ các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, và giải quyết các vấn đề lãng phí trong toàn dây chuyền hoạt động.
1) Hợp tác cho Ngành công nghiệp Bền vững: Ngoài việc hợp tác với mạng lưới toàn cầu của Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì sự Phát triển Bền vững (The World Business Council for Sustainable Developmen - WBCSD), Liên hợp quốc (United Nations - UN) và Phòng thương mại Thái Lan (Thai Chamber of Commerce) để thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững, SCG đã xúc tiến hợp tác với các đối tác khác để phát triển cải tiến công nghệ để thúc đẩy Nền kinh tế tuần hoàn.
Khu vực trưng bày các sản phẩm tái chế của SCG đã đi vào thương mại
2) Hợp tác để xử lý rác thải đại dương: SCG đã hợp tác toàn cầu cùng Liên minh loại bỏ rác thải nhựa (Alliance to End Plastic Waste – AEPW) trong dự án làm sạch biển. SCG là một trong 35 thành viên sáng lập cùng với các tổ chức toàn cầu nhằm giảm thiểu và quản lý các vấn đề chất thải, đặc biệt là các rác thải nhựa trong đại dương. Ngành cũng đồng sáng lập liên minh công-tư Nhựa PPP Thái Lan với Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan – nhóm Ngành nhựađể quản lý chất thải nhựa một cách hiệu quả và bền vững với mục tiêu tái sử dụng 100% chất thải nhựa vào năm 2027 và cắt giảm tối thiểu 50% lượng rác thải nhựa vào năm 2027….
3) Hợp tác để nâng tầm chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng đồng: SCG đã phối hợp với Cơ quan Tài nguyên Biển và Ven biển cùng các làng chài quy mô nhỏ để phát triển giáo dục. SCG còn phối hợp với các cộng đồng để chia sẻ kiến thức và thúc đẩy việc phân loại chất thải và quản lý chất thải hiệu quả…
4) Hợp tác quản lý chất thải công nghiệp: SCG đã hợp tác với Cơ quan quản lý bất động sản công nghiệp Thái Lan (Industrial Estate Authority of Thailand - IEAT) để loại bỏ chất thải công nghiệp ở Maptaphut, tỉnh Rayong....