SCIC bán đấu giá trọn lô cổ phần VIWASEEN trị giá hơn 1.348 tỷ đồng

Ngày 23/9 tới đây, SCIC sẽ bán đấu giá trọn lô cổ phần Tổng Công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam – CTCP (VIWASEEN) trị giá hơn 1.348 tỷ đồng theo hình thức đấu giá trọn lô.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong ngày 23/9 tới đây, HNX sẽ tổ chức phiên đấu giá cổ phần của VIWASEEN do SCIC sở hữu, theo hình thức đấu giá trọn lô.

Được biết, khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá là 56.949.500 cổ phần, tương đương 100% số cổ phần SCIC đang sở hữu tại VIWASEEN và chiếm tỷ lệ 98,16% vốn điều lệ thực góp của công ty này. Dự kiến, giá khởi điểm của lô cổ phần là hơn 1.348 tỷ đồng/lô cổ phần.

Như vậy, đây là phiên đấu giá trọn lô thứ 2 được HNX tổ chức trong năm 2022. Tổng khối lượng cổ phần đấu giá thành công tại HNX trong năm 2022 là 71.095.986 cổ phần với giá trị hơn 4.610 tỷ đồng.

Qua số liệu báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu từ hợp đồng xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất là 78,36%, tiếp theo đó là doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng hóa, lần lượt là 11,93% và 9,28%. VIWASEEN đã và đang triển khai thực hiện các dự án tiêu biểu như Dự án Tổ hợp nhà để ở bán kết hợp văn phòng và dịch vụ thương mại tại số 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội; Dự án Trạm xử lý nước sạch cấp cho KCN Deep CI & Deep CII tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng giai đoạn I; Dự án Cung cấp nước thô cho Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng giao đoạn I; Dự án Khu phức hợp cao ốc văn phòng, thương mại, dịch vụ và nhà ở tại phường Hiệp Phú, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh...

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VIWASEEN thời điểm quý II/2022 có tiến triển so với năm 2020 và 2021. Năm 2021, tổng doanh thu giảm 120,17 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tăng 16,75 tỷ đồng so với năm 2020 là do doanh thu tài chính tăng 39,95 tỷ đồng đến từ khoản chuyển nhượng vốn đầu tư tài chính của CTCP Đầu tư và xây dựng cấp thoát nước (Waseco).

Theo kế hoạch năm năm 2022, VIWASEEN sẽ chú trọng vào các giải pháp như triển khai công tác tái cơ cấu các khoản đầu tư tài chính giai đoạn 2021 – 2025, tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp nhất quán công tác đấu thầu, thi công, bố trí nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các dự án đầu tư đã và đang đưa vào vận hành cũng như tập trung làm việc để kịp thời hoàn thiện các thủ tục đầu tư nhằm sớm đưa vào triển khai thi công đối với các dự án chưa đưa vào vận hành.

Về lĩnh vực tài chính, VIWASEEN định hướng xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư, thi công, đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, ĐHCĐ thường niên năm 2021 của VIWASEEN đã thông qua kế hoạch tái cơ cấu các doanh nghiệp có vốn góp của VIWASEEN giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Công ty tiếp tục nắm giữ lâu dài, duy trì tỷ lệ sở hữu đối với CTCP Đầu tư và xây dựng cấp thoát nước (Waseco), CTCP Viwaseen 3 và CTCP Đầu tư xây dựng cấp thoát nước Suối Dầu; Tiếp tục nắm giữ dưới dạng đầu tư linh hoạt đối với CTCP Xây lắp và sản xuất thiết bị ngành nước (Viwaseen 14), CTCP Khoan và xây dựng cấp thoát nước (Viwaseen 11), CTCP Cơ khí xây dựng cấp thoát nước (Viwaseen 2); và thoái vốn toàn bộ đối với 14 doanh nghiệp còn lại (trong đó có 1 doanh nghiệp không phải là công ty con, công ty liên kết).

Xem thêm

SCIC sắp nhận 79 tỷ đồng cổ tức từ VNR

SCIC sắp nhận 79 tỷ đồng cổ tức từ VNR

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Swiss Re nắm giữ nhiều cổ phần nhất với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 40,36% và 25%, tương đương số tiền cổ tức dự thu là 79 tỷ đồng và gần 49 tỷ đồng.
SCIC khó thoái vốn khỏi Tổng công ty Thăng Long

SCIC khó thoái vốn khỏi Tổng công ty Thăng Long

Ngay trước thềm Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chuẩn bị thoái lô cổ phần lớn 25% vốn tại Tổng công ty Thăng Long, nhóm cổ đông tư nhân đã kịp nâng tỷ lệ sở hữu 50,16%, đủ điều kiện trở thành công ty mẹ.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...