SCIC khó thoái vốn khỏi Tổng công ty Thăng Long

Ngay trước thềm Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chuẩn bị thoái lô cổ phần lớn 25% vốn tại Tổng công ty Thăng Long, nhóm cổ đông tư nhân đã kịp nâng tỷ lệ sở hữu 50,16%, đủ điều kiện trở thành công ty mẹ.
SCIC khó thoái vốn khỏi Tổng công ty Thăng Long

Tổng công ty Thăng Long chính thức đổi chủ

Công ty cổ phần Tasco (HUT - HNX) mới đây thông báo đã bán toàn bộ gần 16,2 triệu cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long, tương đương với 38,6% vốn trong các ngày 4 và 5/7.

Sau các giao dịch này, Tasco không còn sở hữu bất kỳ cổ phiếu TTL nào, đồng nghĩa với việc hoàn thành mục tiêu được HĐQT Tasco đề ra cuối năm ngoái, sau cuộc chuyển giao giữa đội ngũ lãnh đạo cũ của Tasco với nhóm cổ đông lớn mới thuộc nhóm DNP Holding.

Đồng thời, trong thời gian này, CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG cũng thông báo mua vào đúng khối lượng mà Tasco bán ra trong các ngày 4 và 5/7. Dù không công bố cụ thể, nhưng với khối lượng giao dịch lớn như trên, có thể chắc chắn đây là giao dịch sang tay của 2 tổ chức này.

CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG bắt đầu trở thành cổ đông lớn tại Tổng công ty Thăng Long từ cuối tháng 5 và liên tục mua gom. Với thương vụ chuyển nhượng trên, cổ đông này đã tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu TTL lên gần 21 triệu đơn vị, tương đương với 50,16% vốn, đủ điều kiện để trở thành công ty mẹ.

Đáng chú ý, CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG cũng có mối liên hệ mật thiết với nhóm DNP - nhóm cổ đông lớn đang sở hữu tỷ lệ chi phối tại Tasco. Được biết, CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG là đơn vị thi công Nhà máy nước sạch DNP - Bắc Giang, nhà máy nước Nhị Thành (Long An). Đây đều là những dự án lớn của DNP Holding. Trong một thông tin công bố trên website, CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG cho biết, CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP) là một trong những đối tác tiêu biểu cung cấp ống nhựa và vật tư thiết bị ngành nước HDPE cho Công ty.

Ngoài ra, ông Nguyễn Việt Hà, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG cũng đang nắm giữ vị trí Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc của Tổng công ty Thăng Long. Trong khi đó, ông Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thăng Long từng có thời gian đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của DNP Water. Cả ông Tuấn và ông Hà đều đảm trách các vị trí quan trọng của Tổng công ty Thăng Long từ nửa cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG là ông Nguyễn Hồng Giang. Vị này còn là người đại diện pháp luật cho Công ty du lịch Dã Hương - công ty con của Ninh Vân Bay (NVT - HoSE) và cũng là thành viên của DNP Holding.

Thế khó cho đợt thoái vốn của SCIC

Mặc dù tại các phiên giao dịch ngày 4 và 5/7, giá cổ phiếu TTL khớp lệnh trên sàn chỉ từ 15.900 đến 17.500 đồng/cổ phiếu, nhưng mức giá sang tay cổ phiếu TTL giữa Tasco và CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG lên đến gần 300 tỷ đồng, tương đương đơn giá bán bình quân 18.400 đồng/cổ phiếu.

Mức giá này khá sát với mức giá mà SCIC chào bán lô cổ phần TTL theo hình thức đấu giá, dự kiến diễn ra ngày 10/8. Cụ thể, SCIC muốn đấu giá trọn lô 10,5 triệu cổ phiếu TTL, tương ứng 25% vốn điều lệ của Tổng công ty Thăng Long với giá khởi điểm 194,565 tỷ đồng, tương đương 18.530 đồng/cổ phần. Trước đó, hồi tháng 6/2022, lô cổ phiếu này cũng đã được SCIC chào bán, nhưng không thành công bởi không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia.

Tổng công ty Thăng Long được biết đến là doanh nghiệp giàu truyền thống, nhưng kể từ khi chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này có dấu hiệu đi xuống. Điểm hấp dẫn của Tổng công ty Thăng Long có thể kể đến là việc công ty đang quản lý và sử dụng nhiều khu đất đắc địa tại Hà Nội. Tại đường Phạm Văn Đồng (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm), Tổng công ty Thăng Long đang sử dụng khu đất 11.400 m2 để làm văn phòng và nhà xưởng.

Cũng tại phường Xuân Đỉnh, Tổng công ty Thăng Long đang sử dụng 4.040 m2 đất tại đường Tân Xuân; 1.127,8 m2 đất tại đường Phạm Văn Đồng làm văn phòng và nhà xưởng. Đây đều là đất Nhà nước cho thuê, trả tiền thuê hàng năm. Bên cạnh đó, Tổng công ty Thăng Long còn quản lý khu đất 9.656,26 m2 tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh.

Mặc dù Tổng công ty Thăng Long đang sở hữu tiềm năng nhất định, cũng như mức giá mà CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG trả cho Tasco để nhận phần vốn chuyển nhượng là khá sát với mức giá mà SCIC chào bán, nhưng việc CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG có muốn tham gia đấu giá hay không lại là chuyện khác. Bởi lẽ, sau khi các bên hoàn tất việc chuyển nhượng, cổ phiếu TTL từ đó đến nay đã giảm khá sâu, đóng cửa phiên 20/7 ở mức 13.800 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, như đã nêu ở trên, CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG đã sở hữu tỷ lệ cổ phiếu TTL đủ để trở thành công ty mẹ, khiến các nhà đầu tư khác khó hào hứng với đợt thoái vốn của SCIC.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...