Sẽ sớm có định hướng cho thí điểm phá sản ngân hàng

Tại diễn đàn Quốc hội đang diễn ra, Chính phủ và các đại diện lãnh đạo Chính phủ lần lượt gợi mở hướng đi xem xét thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém.
Sẽ sớm có định hướng cho thí điểm phá sản ngân hàng

Ở hướng đi này, quan điểm đưa ra là Nhà nước không thể bảo hộ, bảo vệ những ngân hàng làm ăn yếu kém mãi được, mà từng bước xem xét cho phá sản, theo định hướng thị trường.

Cho phá sản ngân hàng là thông tin nhạy cảm, có thể tạo hiểu ứng dây chuyền bất lợi đối với hệ thống, đặc biệt là với tâm lý người gửi tiền.

Trong giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã xác định chưa thực hiện cho phá sản ngân hàng, vì quan ngại hiệu ứng nhạy cảm trên.

Mặt khác, trong một số báo cáo về thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn đó, việc cho phá sản ngân hàng được đánh giá là khó khăn, phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị, triển khai, cũng như xử lý các hệ quả. Thực tế, tại Việt Nam, đã từng có một số ngân hàng được cho phá sản, nhưng vài chục năm qua vẫn chưa xử lý gọn các hệ quả liên quan.

Đến nay, những thông tin gợi mở trên mới chỉ bước đầu nêu quan điểm, chưa cụ thể ở các diện hoặc vùng ngân hàng yếu kém, trường hợp và tình huống cụ thể. Tuy nhiên, điểm dễ nhận thấy bối cảnh hiện nay đã rất khác so với giai đoạn 2011-2015. Hai thị trường nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều biến động, từng gây nhiều xáo trộn bất ổn vĩ mô là vàng và ngoại tệ, đến nay đã được Ngân hàng Nhà nước bình ổn. Đây là một yếu tố góp phần tạo nền tảng thuận lợi để có thể đặt ra định hướng thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém.

Trên một số diễn đàn xã hội, việc thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém đang được chú ý, gắn với những quan ngại về an toàn tiền gửi và bảo hiểm tiền gửi của người dân…

Trước quan ngại này, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan đầu mối này sẽ sớm có thông tin định hướng cụ thể. “Trong điều hành chính sách vĩ mô, Đảng và Nhà nước luôn xem xét lựa chọn các giải pháp tốt nhất. Việc nghiên cứu thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém cũng nhằm mục tiêu để thực hiện tái cơ cấu. Trong đó, các giải pháp tái cơ cấu ngân hàng luôn đặt hai yêu cầu hàng đầu là: để củng cố, bảo đảm an toàn của hệ thống; bảo vệ và đảm bảo lợi ích của người dân và người gửi tiền. Vì vậy, người dân cần tin tưởng, yên tâm với những giải pháp tái cơ cấu mà Đảng, Nhà nước định hướng”, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Theo đó, trong tình huống xem xét thí điểm cho phá sản ngân hàng yếu kém, hai yêu cầu tối thượng, nếu triển khai, là bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

Theo Minh Đức/Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...