Sẽ thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam với 100% vốn Nhà nước

Hai Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và TP.HCM sẽ được sắp xếp lại để thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.
Sẽ thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam với 100% vốn Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM. Việc này nhằm thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, bảo đảm thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.

Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước dưới hình thức công ty mẹ - công ty con do Bộ Tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội.

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM là các công ty con do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam đầu tư 100% vốn, hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân.

Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, được điều chuyển từ vốn điều lệ của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM. Trong quá trình hoạt động, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có 9 chức năng, nhiệm vụ chính. Một là xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Hai là ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên giao dịch và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Ba là giám sát Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong việc triển khai thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ; giám sát chung về thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Bốn là định hướng phát triển hệ thống công nghệ thông tin, định hướng phát triển các công nghệ mới, sản phẩm mới để chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất.

Năm là hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, đào tạo, tuyên truyền, phổ cập kiến thức và cung cấp các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Sáu là làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.

Bả là hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán, là đầu mối tham gia các tổ chức quốc tế về TTCK.

Tám là thực hiện quản lý các công ty con của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo quy định pháp luật và Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Cuối cùng là các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...